Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3321
Title: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRIỆU CHỨNG ĂN UỐNG Ở NGƯỜI BỆNH GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN
Authors: Nguyễn, Thu Hà
Advisor: Trần, Nguyễn Ngọc
Keywords: Tâm thần;8720107
Issue Date: 2021
Abstract: Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, mang lại gánh nặng bệnh tật nhiều nhất, gây tổn thất hàng đầu về chi phí và thương vong. Trong đó biểu hiện về ăn uống thuộc nhóm triệu chứng sinh học rất thường gặp trong trầm cảm, ảnh hưởng đến các triệu chứng quan trọng khác như giảm năng lượng hoạt động, tăng sự mệt mỏi và giảm sút trọng lượng cơ thể. Tại Việt Nam cho đến nay đã có nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng trầm cảm, tuy nhiên việc tiếp cận triệu chứng ăn uống của trầm cảm còn chưa có nhiều. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng triệu chứng ăn uống ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần”. Mục tiêu: “Mô tả đặc điểm lâm sàng triệu chứng ăn uống ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 68 bệnh nhân giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần từ tháng 08/2020 đến tháng 05/2021. Kết quả: Đa phần người bệnh là nữ giới, chiếm 64,7% tổng số người bệnh, độ tuổi trung bình 40.01 ± 15.79, nơi sinh sống nhiều hơn ở nông thôn (55,9%), trình độ học vấn trung học phổ thông 38.2%. Về đặc điểm triệu chứng ăn uống: thời gian xuất hiện tỷ lệ cao nhất là cùng lúc với trầm cảm chiếm 63.2%. Giảm cảm giác ngon miệng thường gặp nhất 48.5%, mất cảm giác ngon miệng chiếm 25.0%, tăng cảm giác ngon miệng chiếm 11.8%. Về đặc điểm về bữa ăn, ăn không đúng bữa (42.6%); có 47.1% người bệnh ăn 3 bữa/ngày, 2 bữa/ngày(35.4%), 1 bữa/ngày(4.4%). Người bệnh ăn ít hơn chiếm tỷ lệ nhiều hơn số người bệnh ăn nhiều hơn (82.4% và 13.2%). Có đến 64,7% người bệnh có phong cách ăn uống không lành mạnh, trong đó tỷ lệ người bệnh ăn uống thất thường theo cảm xúc chiếm cao nhất là 50.0%. Kết luận: Các triệu chứng ăn uống rất thường gặp ở giai đoạn trầm cảm. Vì vậy cần chú ý đến nhóm triệu chứng này để phát hiện và điều trị sớm để cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Từ khóa: Trầm cảm, cảm giác ngon miệng, ăn uống.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3321
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THSnguyenthuha.docx
  Restricted Access
422.31 kBMicrosoft Word XML
2021THSnguyenthuha.pdf
  Restricted Access
1.57 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.