Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3321
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Trần, Nguyễn Ngọc | - |
dc.contributor.author | Nguyễn, Thu Hà | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-31T03:07:04Z | - |
dc.date.available | 2021-12-31T03:07:04Z | - |
dc.date.issued | 2021 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3321 | - |
dc.description.abstract | Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, mang lại gánh nặng bệnh tật nhiều nhất, gây tổn thất hàng đầu về chi phí và thương vong. Trong đó biểu hiện về ăn uống thuộc nhóm triệu chứng sinh học rất thường gặp trong trầm cảm, ảnh hưởng đến các triệu chứng quan trọng khác như giảm năng lượng hoạt động, tăng sự mệt mỏi và giảm sút trọng lượng cơ thể. Tại Việt Nam cho đến nay đã có nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng trầm cảm, tuy nhiên việc tiếp cận triệu chứng ăn uống của trầm cảm còn chưa có nhiều. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng triệu chứng ăn uống ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần”. Mục tiêu: “Mô tả đặc điểm lâm sàng triệu chứng ăn uống ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 68 bệnh nhân giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần từ tháng 08/2020 đến tháng 05/2021. Kết quả: Đa phần người bệnh là nữ giới, chiếm 64,7% tổng số người bệnh, độ tuổi trung bình 40.01 ± 15.79, nơi sinh sống nhiều hơn ở nông thôn (55,9%), trình độ học vấn trung học phổ thông 38.2%. Về đặc điểm triệu chứng ăn uống: thời gian xuất hiện tỷ lệ cao nhất là cùng lúc với trầm cảm chiếm 63.2%. Giảm cảm giác ngon miệng thường gặp nhất 48.5%, mất cảm giác ngon miệng chiếm 25.0%, tăng cảm giác ngon miệng chiếm 11.8%. Về đặc điểm về bữa ăn, ăn không đúng bữa (42.6%); có 47.1% người bệnh ăn 3 bữa/ngày, 2 bữa/ngày(35.4%), 1 bữa/ngày(4.4%). Người bệnh ăn ít hơn chiếm tỷ lệ nhiều hơn số người bệnh ăn nhiều hơn (82.4% và 13.2%). Có đến 64,7% người bệnh có phong cách ăn uống không lành mạnh, trong đó tỷ lệ người bệnh ăn uống thất thường theo cảm xúc chiếm cao nhất là 50.0%. Kết luận: Các triệu chứng ăn uống rất thường gặp ở giai đoạn trầm cảm. Vì vậy cần chú ý đến nhóm triệu chứng này để phát hiện và điều trị sớm để cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Từ khóa: Trầm cảm, cảm giác ngon miệng, ăn uống. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về trầm cảm 3 1.1.1. Khái niệm về trầm cảm 3 1.1.2. Phân loại rối loạn trầm cảm 3 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu về trầm cảm 4 1.1.4. Bệnh nguyên của trầm cảm 6 1.1.5. Bệnh sinh của trầm cảm 6 1.1.6. Đặc điểm lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm 12 1.2. Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến triệu chứng ăn uống trong giai đoạn trầm cảm 15 1.2.1. Khái niệm về ăn uống và đặc điểm ăn uống bình thường 15 1.2.2. Các bất thường về ăn uống 16 1.2.3. Cơ chế điều hòa sự ngon miệng và các hành vi ăn uống 18 1.2.4. Đặc điểm lâm sàng triệu chứng ăn uống trong giai đoạn trầm cảm 21 1.2.5. Yếu tố liên quan đến triệu chứng ăn uống trong giai đoạn trầm cảm 23 1.3. Các nghiên cứu về triệu chứng ăn uống trong giai đoạn trầm cảm 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 28 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 28 2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu 28 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 29 2.3. Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu 31 2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 34 2.5. Hạn chế, sai số và cách không chế sai số 34 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 35 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 36 3.1.1. Phân bố người bệnh theo giới tính 36 3.1.2. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi 36 3.1.3. Đặc điểm chỉ số khối cơ thể BMI theo giới tính 37 3.1.4. Đặc điểm trình độ học vấn và nghề nghiệp 38 3.1.5. Đặc điểm tình trạng hôn nhân và hoàn cảnh gia đình 39 3.1.6. Đặc điểm về mức độ trầm cảm của nhóm người bệnh nghiên cứu 40 3.1.7. Đặc điểm về các triệu chứng lâm sàng của nhóm người bệnh nghiên cứu 40 3.2 Đặc điểm lâm sàng triệu chứng ăn uống trong giai đoạn trầm cảm 44 3.2.1 Đặc điểm chung về triệu chứng ăn uống 44 3.2.2. Đặc điểm về thời điểm ăn uống 45 3.2.3. Đặc điểm về sự thay đổi cảm giác ngon miệng 45 3.2.4. Đặc điểm về sự thay đổi lượng thức ăn ăn vào mỗi bữa 46 3.2.5. Đặc điểm triệu chứng ăn ít hơn trước 46 3.2.6. Đặc điểm triệu chứng ăn nhiều hơn trước 47 3.2.7. Đặc điểm triệu chứng từ chối ăn 48 3.2.8. Đặc điểm về thói quen ăn uống trong giai đoạn trầm cảm 48 3.2.9. Đặc điểm về chế độ ăn uống không lành mạnh 49 3.2.10. Đặc điểm các triệu chứng tiêu hóa 50 3.3. Một số yếu tố liên quan đến triệu chứng ăn uống trong giai đoạn trầm cảm 50 3.3.1. Mối liên quan giữa triệu chứng thay đổi cảm giác ngon miệng trong giai đoạn trầm cảm và độ tuổi 50 3.3.2. Mối liên quan giữa triệu chứng thay đổi cảm giác ngon miệng trong giai đoạn trầm cảm và giới tính 51 3.3.3. Mối liên quan giữa triệu chứng ăn ít hơn trong giai đoạn trầm cảm và triệu chứng giảm năng lượng hoạt động 51 3.3.4. Mối liên quan giữa triệu ăn ít hơn trong giai đoạn trầm cảm với các triệu chứng cơ thể của trầm cảm 52 3.3.5. Mối liên quan giữa triệu chứng từ chối ăn trong giai đoạn trầm cảm và triệu chứng loạn thần 53 3.3.6. Mối liên quan giữa triệu chứng ăn ít hơn trong giai đoạn trầm cảm và các triệu chứng tiêu hóa khi ăn 53 3.3.7. Mối liên quan giữa chế độ ăn uống và triệu chứng ăn nhiều 54 3.3.8. Mối liên quan giữa thang điểm HAM-D và thang CNAQ 55 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56 4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 56 4.1.1. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi và giới tính 56 4.1.2. Đặc điểm chỉ số khối cơ thể BMI theo giới tính 58 4.1.3. Đặc điểm trình độ học vấn và nghề nghiệp 58 4.1.4. Đặc điểm tình trạng hôn nhân và hoàn cảnh gia đình 59 4.1.5. Đặc điểm về mức độ trầm cảm của nhóm người bệnh nghiên cứu 60 4.1.6. Đặc điểm về các triệu chứng lâm sàng của nhóm người bệnh nghiên cứu 60 4.2. Đặc điểm lâm sàng triệu chứng ăn uống trong giai đoạn trầm cảm 62 4.2.1. Đặc điểm về triệu chứng ăn uống 62 4.2.2. Đặc điểm về thời điểm ăn uống 63 4.2.3. Đặc điểm về sự thay đổi cảm giác ngon miệng 63 4.2.4. Đặc điểm về sự thay đổi lượng thức ăn ăn vào mỗi bữa 64 4.2.5. Đặc điểm triệu chứng ăn ít hơn trước 65 4.2.6. Đặc điểm triệu chứng ăn nhiều hơn trước 66 4.2.7. Đặc điểm triệu chứng từ chối ăn 67 4.2.8. Đặc điểm về thói quen ăn uống trong giai đoạn trầm cảm 68 4.2.9. Đặc điểm về chế độ ăn uống không lành mạnh trong giai đoạn trầm cảm 68 4.2.10. Đặc điểm các triệu chứng tiêu hóa 69 4.3. Một số yếu tố liên quan đến triệu chứng ăn uống trong giai đoạn trầm cảm 70 4.3.1. Mối liên quan giữa triệu chứng thay đổi cảm giác ngon miệng trong giai đoạn trầm cảm và độ tuổi 70 4.3.2. Mối liên quan giữa triệu chứng thay đổi cảm giác ngon miệng trong giai đoạn trầm cảm và giới tính 71 4.3.3. Mối liên quan giữa triệu chứng ăn ít hơn trong giai đoạn trầm cảm và triệu chứng giảm năng lượng hoạt động 71 4.3.4. Mối liên quan giữa triệu chứng ăn ít hơn trong giai đoạn trầm cảm với triệu chứng cơ thể khác của trầm cảm 72 4.3.5. Mối liên quan giữa triệu chứng từ chối ăn trong giai đoạn trầm cảm và triệu chứng loạn thần 72 4.3.6. Mối liên quan giữa triệu chứng ăn ít hơn trong giai đoạn trầm cảm và các triệu chứng tiêu hóa khi ăn 73 4.3.7. Mối liên quan giữa chế độ ăn uống và triệu chứng ăn nhiều hơn 73 4.3.8. Mối liên quan giữa thang điểm HAM-D và thang CNAQ 74 KẾT LUẬN 75 KIẾN NGHỊ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Tâm thần | vi_VN |
dc.subject | 8720107 | vi_VN |
dc.title | ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRIỆU CHỨNG ĂN UỐNG Ở NGƯỜI BỆNH GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021THSnguyenthuha.docx Restricted Access | 422.31 kB | Microsoft Word XML | ||
2021THSnguyenthuha.pdf Restricted Access | 1.57 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.