Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3290
Title: ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ ACID URIC MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM THẬN LUPUS TẠI TRUNG TÂM THẬN – TIẾT NIỆU VÀ LỌC MÁU BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Authors: Nguyễn, Thị Lệ Mỹ
Advisor: Đặng, Thị Việt Hà
Keywords: Nội khoa;8720107
Issue Date: 11/2021
Abstract: Mục tiêu: Khảo sát nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân viêm thận lupus và tìm hiểu mối liên quan giữa tăng acid uric máu và một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 117 bệnh nhân viêm thận lupus điều trị tại Trung tâm Thận – Tiết niệu và lọc máu bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2020 đến 08/2021. Kết quả: 117 bệnh nhân nghiên cứu có tuổi trung bình là 34.6 ± 1.11, với tỷ lệ nam/nữ là 1/9.64 và 35.9% bệnh nhân phát hiện bệnh trong 1 tháng. Tỷ lệ tăng acid uric máu chiếm 75.2%, nồng độ trung bình là 463.60± 1.03, cao nhất là 854µmol/l thấp nhất 165µmol/l. Tỷ lệ tăng acid uric ở nữ cao hơn nam có ý nghĩa thống kê (p<0.01) nhưng nồng độ acid uric ở 2 giới thì không có sự khác biệt (p>0.05). Các triệu chứng như tràn dịch màng tim (57.7%), tăng huyết áp (56.4%), hội chứng thận hư (57.3%), thiếu máu (87.2%) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm tăng acid uric và không tăng acid uric (p<0.05). Trên sinh thiết thận ở 46 bệnh nhân, tỷ lệ class III, IV là 30.6%, 61.1%, nồng độ acid uric trung bình: 415.18±102.025 và 503.76±105.190, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0.019. Acid uric có mối tương quan thuận với chỉ số huyết áp tâm thu, tâm trương, áp lực động mạch phổi, creatinine máu, protein niệu với r = 0.199; 0.182; 0.242, 0.476; 0.226 (p<0.05) và tương quan nghịch với mức lọc cầu thận, pH niệu, hemoglobin, protein với r = -0.457; -0.241; -0.204, -0.261 (p<0.05). Trên nhóm bệnh nhân không suy thận, acid uric có mối tương quan nghịch với bổ thể C3 (r=-0.466, p=0.001) và tương quan nghịch với mức độ hoạt động bệnh dựa trên thang điểm SLEDAI (r =0,453;p=0,001). Nồng độ acid uric ở những bệnh nhân có tăng áp động mạch phổi >40mmHg cao hơn không có tăng ALĐMP là 560.1±173.03; 464.3 ±131.31 với p<0.05. Kết luận: Tăng acid uric gặp ở 75.2% bệnh nhân viêm thận lupus, dự báo tiến triển xấu của viêm thận lupus và các biến chứng của bệnh (mức MLCT thấp hơn, thiếu máu hơn, huyết áp tăng, mức độ hoạt động bệnh SLEDAI cao hơn…). Việc giữ nồng độ acid uric thấp được khuyến cáo giúp tránh các biến chứng trong viêm thận lupus và nồng độ acid uric huyết thanh nên được áp dụng trong thực hành y tế khi đánh giá bệnh nhân VTL. Từ khóa: Tăng acid uric, Viêm thận lupus, mức độ hoạt động, SLEDAI, suy thận
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3290
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTnguyenthilemy.pdf
  Restricted Access
1.67 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2021NTnguyenthilemy.docx
  Restricted Access
829.28 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.