Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3290
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐặng, Thị Việt Hà-
dc.contributor.authorNguyễn, Thị Lệ Mỹ-
dc.date.accessioned2021-12-27T06:15:14Z-
dc.date.available2021-12-27T06:15:14Z-
dc.date.issued2021-11-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3290-
dc.description.abstractMục tiêu: Khảo sát nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân viêm thận lupus và tìm hiểu mối liên quan giữa tăng acid uric máu và một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 117 bệnh nhân viêm thận lupus điều trị tại Trung tâm Thận – Tiết niệu và lọc máu bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2020 đến 08/2021. Kết quả: 117 bệnh nhân nghiên cứu có tuổi trung bình là 34.6 ± 1.11, với tỷ lệ nam/nữ là 1/9.64 và 35.9% bệnh nhân phát hiện bệnh trong 1 tháng. Tỷ lệ tăng acid uric máu chiếm 75.2%, nồng độ trung bình là 463.60± 1.03, cao nhất là 854µmol/l thấp nhất 165µmol/l. Tỷ lệ tăng acid uric ở nữ cao hơn nam có ý nghĩa thống kê (p<0.01) nhưng nồng độ acid uric ở 2 giới thì không có sự khác biệt (p>0.05). Các triệu chứng như tràn dịch màng tim (57.7%), tăng huyết áp (56.4%), hội chứng thận hư (57.3%), thiếu máu (87.2%) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm tăng acid uric và không tăng acid uric (p<0.05). Trên sinh thiết thận ở 46 bệnh nhân, tỷ lệ class III, IV là 30.6%, 61.1%, nồng độ acid uric trung bình: 415.18±102.025 và 503.76±105.190, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0.019. Acid uric có mối tương quan thuận với chỉ số huyết áp tâm thu, tâm trương, áp lực động mạch phổi, creatinine máu, protein niệu với r = 0.199; 0.182; 0.242, 0.476; 0.226 (p<0.05) và tương quan nghịch với mức lọc cầu thận, pH niệu, hemoglobin, protein với r = -0.457; -0.241; -0.204, -0.261 (p<0.05). Trên nhóm bệnh nhân không suy thận, acid uric có mối tương quan nghịch với bổ thể C3 (r=-0.466, p=0.001) và tương quan nghịch với mức độ hoạt động bệnh dựa trên thang điểm SLEDAI (r =0,453;p=0,001). Nồng độ acid uric ở những bệnh nhân có tăng áp động mạch phổi >40mmHg cao hơn không có tăng ALĐMP là 560.1±173.03; 464.3 ±131.31 với p<0.05. Kết luận: Tăng acid uric gặp ở 75.2% bệnh nhân viêm thận lupus, dự báo tiến triển xấu của viêm thận lupus và các biến chứng của bệnh (mức MLCT thấp hơn, thiếu máu hơn, huyết áp tăng, mức độ hoạt động bệnh SLEDAI cao hơn…). Việc giữ nồng độ acid uric thấp được khuyến cáo giúp tránh các biến chứng trong viêm thận lupus và nồng độ acid uric huyết thanh nên được áp dụng trong thực hành y tế khi đánh giá bệnh nhân VTL. Từ khóa: Tăng acid uric, Viêm thận lupus, mức độ hoạt động, SLEDAI, suy thậnvi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Lupus ban đỏ hệ thống 3 1.2. Viêm thận lupus 5 1.2.1. Đại cương 5 1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh 6 1.2.3. Sinh bệnh học và cơ chế bệnh sinh của viêm thận lupus 6 1.2.4. Mô bệnh học của viêm thận lupus 7 1.2.5. Lâm sàng viêm thận lupus 10 1.2.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm thận lupus 11 1.3. Acid uric 12 1.3.1. Định nghĩa và chuyển hóa acid uric 12 1.3.2. Nguyên nhân tăng acid uric máu 14 1.4. Thay đổi acid uric trên bệnh nhân viêm thận lupus. 16 1.5. Một yếu tố liên quan đến thay đổi nồng độ acid uric. 18 1.5.1. Giới và tuổi 18 1.5.2. Béo phì 18 1.5.3. Bệnh thận mạn và MLCT 19 1.5.4. Tăng huyết áp 19 1.5.5. Rối loạn lipid máu 20 1.5.6. Đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa 21 1.5.7. Mối liên quan giữa nồng độ acid uric và chuyển hóa khoáng xương 21 1.5.8. Tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) 22 1.5.9. Liên quan với một số thuốc 22 1.6. Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới về acid uric trên bệnh nhân SLE và viêm thận lupus 23 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng tham gia nghiên cứu 25 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu 26 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 26 2.2.3. Kĩ thuật và công cụ thu thập số liệu 26 2.2.4. Biến số 28 2.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán áp dụng trong nghiên cứu 30 2.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống 30 2.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán VTL. 30 2.3.3. Chẩn đoán mô bệnh học viêm thận lupus 31 2.3.4. Chẩn đoán mức độ hoạt động lupus ban đỏ hệ thống 31 2.3.5. Chẩn đoán tăng acid uric. 31 2.3.6. Chẩn đoán giai đoạn bệnh thận mạn 32 2.3.7. Chẩn đoán đái máu, đái mủ 32 2.3.8. Chỉ số khối cơ thể (BMI) và phân loại 32 2.3.9. Chẩn đoán và phân loại tăng huyết áp 33 2.3.10. Chẩn đoán hội chứng thận hư. 33 2.3.11. Chẩn đoán thiếu máu và giảm tiểu cầu. 33 2.3.12. Chẩn đoán tăng áp lực động mạch phổi. 34 2.4. Sai số và cách khống chế sai số 34 2.5. Quản lí và phân tích, xử lí số liệu 34 2.6. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 37 3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 37 3.1.2. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh 37 3.1.3. Đặc điểm lâm sàng 38 3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng 38 3.1.5. Đặc điểm mô bệnh học. 40 3.1.6. Đặc điểm về acid uric máu 40 3.2. Mối liên quan giữa acid uric với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 41 3.2.1. Mối liên quan giữa acid uric với tuổi phát hiện và thời gian mắc bệnh 41 3.2.2. Mối liên quan giữa acid uric và chỉ số khối cơ thể 42 3.2.3. Mối liên quan giữa acid uric với các triệu chứng lâm sàng. 42 3.2.4. Mối liên quan giữa acid uric và tăng huyết áp. 43 3.2.5. Mối liên quan giữa acid uric và các chỉ số chức năng thận. 44 3.2.6. Mối liên quan giữa acid uric và một số yếu tố huyết học 45 3.2.7. Mối liên quan giữa acid uric với một số chỉ số sinh hóa 46 3.2.8. Mối liên quan giữa acid uric với một số chỉ số nước tiểu. 47 3.2.9. Mối liên quan giữa acid uric với miễn dịch và bổ thể trên nhóm bệnh nhân không suy thận. 48 3.3.9. Acid uric và mức độ hoạt động bệnh lupus 49 3.4.12. Acid uric và mô bệnh học viêm thận lupus. 50 3.4.13. Acid uric và áp lực động mạch phổi. 50 3.5. Liên quan giữa acid uric và thuốc điều trị viêm thận lupus. 51 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53 4.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 53 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới. 53 4.1.2. Thời gian mắc bệnh. 54 4.1.3. Đặc điểm tổn thương thận 54 4.1.4. Đặc điểm lâm sàng tổn thương ngoài thận. 55 4.1.5. Một số đặc điểm cận lâm sàng. 56 4.1.6. Đặc điểm tổn thương mô bệnh học. 57 4.1.7. Đặc điểm acid uric máu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 58 4.2. Mối liên quan giữa acid uric với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 60 4.2.1. Acid uric máu và chỉ số khối cơ thể 60 4.2.2. Liên quan giữa acid uric máu và các triệu chứng lâm sàng. 60 4.2.3. Acid uric và tăng huyết áp. 60 4.2.4. Acid uric và chức năng thận. 61 4.2.5. Mối liên quan giữa acid uric và một số đặc điểm huyết học 63 4.2.6. Mối liên quan giữa acid uric với một số chỉ số sinh hóa 63 4.2.7. Mối liên quan giữa acid uric với một số chỉ số nước tiểu. 64 4.2.8. Mối liên quan giữa acid uric với miễn dịch và bổ thể trên nhóm bệnh nhân không suy thận. 65 4.2.9. Acid uric và mức độ hoạt động bệnh lupus trên nhóm bệnh nhân không suy thận 66 4.2.10. Acid uric và mô bệnh học viêm thận lupus. 67 4.2.11. Acid uric và áp lực động mạch phổi. 68 4.2.12. Liên quan giữa acid uric và thuốc điều trị viêm thận lupus. 69 KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectNội khoavi_VN
dc.subject8720107vi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ ACID URIC MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM THẬN LUPUS TẠI TRUNG TÂM THẬN – TIẾT NIỆU VÀ LỌC MÁU BỆNH VIỆN BẠCH MAIvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTnguyenthilemy.pdf
  Restricted Access
1.67 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2021NTnguyenthilemy.docx
  Restricted Access
829.28 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.