Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3153
Nhan đề: | Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa tại Bệnh viện Bạch Mai |
Tác giả: | Bùi Thanh, Tùng |
Người hướng dẫn: | Nguyễn Văn, Dũng |
Từ khoá: | Rối loạn giấc ngủ;Rối loạn cơ thể hoá;Tâm thần;8720107 |
Năm xuất bản: | 2021 |
Tóm tắt: | Trong xu hướng phát triển của thế giới hiện nay, các rối loạn liên quan đến stress gặp ngày càng nhiều, trong đó có các rối loạn dạng cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ mắc rối loạn dạng cơ thể trong dân số là 4 – 5%,1,2 ở cơ sở thực hành khám đa khoa là 16,1%.3 Trong đó rối loạn cơ thể hoá cũng là một rối loạn thường gặp. Ước tính tỷ lệ của rối loạn cơ thể hóa là 1% dân số nói chung, 1 - 6% ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị nội trú, nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ 2 : 1 đến 6 : 1, thường khởi phát trước 30 tuổi.4 Bệnh cảnh lâm sàng của rối loạn cơ thể hóa rất đa dạng, gồm nhiều loại triệu chứng cơ thể không giải thích được bằng các khám xét lâm sàng và cận lâm sàng. Rối loạn này có khuynh hướng tiến triển mạn tính, tái diễn, dai dẳng nhiều năm, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động chức năng và lao động nghề nghiệp của bệnh nhân.5 Phần lớn bệnh nhân đến khám ở rất nhiều chuyên khoa khác nhau trước khi đến khám bác sĩ tâm thần. Một trong những triệu chứng thường xuyên được bắt gặp trong các nghiên cứu về rối loạn cơ thể hóa là rối loạn giấc ngủ. Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc phục hồi các chức năng sống trong cơ thể sau 1 ngày làm việc dài, mỗi người trung bình giành 1/3 thời gian trong suốt cuộc đời cho việc ngủ. Tuy nhiên, rối loạn giấc ngủ đang là một tình trạng phổ biến trong xã hội ngày nay. Tổ chức Y tế thế giới đã chỉ ra rằng có tới 50% người lớn bị ảnh hưởng bởi một hoặc một vài vấn đề về giấc ngủ. Những vấn đề giấc ngủ này bao gồm: khó vào giấc hoặc khó duy trì giấc ngủ, khó duy trì trạng thái thức và khó giữ được lịch thức ngủ nhất quán.6 Một số yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ được xác định đó là giới, tuổi, hành vi thói quen, các bệnh lý cơ thể và rối loạn tâm thần, các triệu chứng cơ thể và tâm lý, các sự kiện stress, cũng như các thành phần giấc ngủ.7–9 Các yếu tố này góp phần thúc đẩy và làm trầm trọng thêm rối loạn giấc ngủ. Xác định rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hoá cũng như đánh giá các yếu tố liên quan, sử dụng mô hình dự báo dựa trên các yếu tố này góp phần tích cực trong theo dõi, quản lý, và tối ưu hoá điều trị cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Hiện tại, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về bệnh nguyên, bệnh sinh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn giấc ngủ nói chung và ở rối loạn cơ thể hoá nói riêng, tuy nhiên dữ liệu nghiên cứu không nhiều. Bên cạnh đó, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tương tự vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa tại Bệnh viện Bạch Mai” nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa tại Bệnh viện Bạch Mai. 2. Phân tích yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3153 |
Bộ sưu tập: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2021NTbuithanhtung.docx Tập tin giới hạn truy cập | 731.51 kB | Microsoft Word XML | ||
2021NTbuithanhtung.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 2.18 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.