Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3153
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn Văn, Dũng | - |
dc.contributor.author | Bùi Thanh, Tùng | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-20T08:06:01Z | - |
dc.date.available | 2021-12-20T08:06:01Z | - |
dc.date.issued | 2021 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3153 | - |
dc.description.abstract | Trong xu hướng phát triển của thế giới hiện nay, các rối loạn liên quan đến stress gặp ngày càng nhiều, trong đó có các rối loạn dạng cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ mắc rối loạn dạng cơ thể trong dân số là 4 – 5%,1,2 ở cơ sở thực hành khám đa khoa là 16,1%.3 Trong đó rối loạn cơ thể hoá cũng là một rối loạn thường gặp. Ước tính tỷ lệ của rối loạn cơ thể hóa là 1% dân số nói chung, 1 - 6% ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị nội trú, nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ 2 : 1 đến 6 : 1, thường khởi phát trước 30 tuổi.4 Bệnh cảnh lâm sàng của rối loạn cơ thể hóa rất đa dạng, gồm nhiều loại triệu chứng cơ thể không giải thích được bằng các khám xét lâm sàng và cận lâm sàng. Rối loạn này có khuynh hướng tiến triển mạn tính, tái diễn, dai dẳng nhiều năm, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động chức năng và lao động nghề nghiệp của bệnh nhân.5 Phần lớn bệnh nhân đến khám ở rất nhiều chuyên khoa khác nhau trước khi đến khám bác sĩ tâm thần. Một trong những triệu chứng thường xuyên được bắt gặp trong các nghiên cứu về rối loạn cơ thể hóa là rối loạn giấc ngủ. Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc phục hồi các chức năng sống trong cơ thể sau 1 ngày làm việc dài, mỗi người trung bình giành 1/3 thời gian trong suốt cuộc đời cho việc ngủ. Tuy nhiên, rối loạn giấc ngủ đang là một tình trạng phổ biến trong xã hội ngày nay. Tổ chức Y tế thế giới đã chỉ ra rằng có tới 50% người lớn bị ảnh hưởng bởi một hoặc một vài vấn đề về giấc ngủ. Những vấn đề giấc ngủ này bao gồm: khó vào giấc hoặc khó duy trì giấc ngủ, khó duy trì trạng thái thức và khó giữ được lịch thức ngủ nhất quán.6 Một số yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ được xác định đó là giới, tuổi, hành vi thói quen, các bệnh lý cơ thể và rối loạn tâm thần, các triệu chứng cơ thể và tâm lý, các sự kiện stress, cũng như các thành phần giấc ngủ.7–9 Các yếu tố này góp phần thúc đẩy và làm trầm trọng thêm rối loạn giấc ngủ. Xác định rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hoá cũng như đánh giá các yếu tố liên quan, sử dụng mô hình dự báo dựa trên các yếu tố này góp phần tích cực trong theo dõi, quản lý, và tối ưu hoá điều trị cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Hiện tại, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về bệnh nguyên, bệnh sinh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn giấc ngủ nói chung và ở rối loạn cơ thể hoá nói riêng, tuy nhiên dữ liệu nghiên cứu không nhiều. Bên cạnh đó, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tương tự vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa tại Bệnh viện Bạch Mai” nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa tại Bệnh viện Bạch Mai. 2. Phân tích yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Rối loạn cơ thể hóa. 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Lịch sử và tên gọi 4 1.1.3. Chẩn đoán RLCTH 5 1.1.4. Dịch tễ 7 1.2. Rối loạn giấc ngủ ở RLCTH 8 1.2.1. Rối loạn giấc ngủ 8 1.2.2. Sinh lý giấc ngủ 8 1.2.3 Rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa 17 1.3. Các yếu tố liên quan đến RLGN trong RLCTH 21 1.3.1. Các yếu tố chung về đặc điểm nhân khẩu học, lối sống 21 1.3.2. Các yếu tố bệnh lý cơ thể, thuốc điều trị 22 1.3.3. Yếu tố về các triệu chứng cơ thể và tâm lý với RLGN 22 1.3.4. Các yếu tố về đặc điểm thành phần giấc ngủ với RLGN 23 1.3.5. Yếu tố về các rối loạn tâm thần hiện mắc với RLGN 24 1.3.6. Các sự kiện, biến cố stress với RLGN 25 1.4. Các nghiên cứu có liên quan về RLGN ở RLCTH 25 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 25 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28 2.2. Đối tượng nghiên cứu 28 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 28 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu 28 2.3.1. Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu 28 2.3.2. Thiết kế nghiên cứu 29 2.4. Các biến số, chỉ số cần thu thập 29 2.4.1. Các yếu tố chung của nhóm nghiên cứu 29 2.4.2. Đặc điểm lâm sàng RLGN 30 2.4.3. Một số yếu tố liên quan đến RLGN trong RLCTH 31 2.5. Phương pháp thu thập số liệu 32 2.5.1. Kỹ thuật thu thập số liệu 32 2.5.2. Công cụ thu thập số liệu 33 2.6. Phương pháp phân tích số liệu 36 2.6.1. Thống kê mô tả 36 2.6.2. Thống kê suy luận 36 2.7. Sai số, hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục 37 2.7.1. Sai số và cách khắc phục 37 2.7.2. Hạn chế trong nghiên cứu 37 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 39 3.1.1. Đặc điểm theo nhân trắc học của bệnh nhân 39 3.1.2. Đặc điểm về nhóm tuổi 40 3.1.3. Thời gian mắc RLCTH 41 3.1.4. Đặc điểm xuất hiện RLCTH đợt này 42 3.1.5. Đặc điểm nội dung sang chấn tâm lý 42 3.1.6. Số lượng các triệu chứng và hệ cơ quan có rối loạn 43 3.2. Đặc điểm lâm sàng RLGN ở BN RLCTH 44 3.2.1. Tỷ lệ RLGN trong RLCTH 44 3.2.2. Đặc điểm các loại hình RLGN 44 3.2.3. Đặc điểm số lượng loại hình RLGN 45 3.2.4. Mô hình tổng thể về loại hình RLGN 45 3.2.5. Thời gian RLGN 46 3.2.6. Thời gian xuất hiện RLGN so với triệu chứng RLCTH 47 3.2.7. Thời gian xuất hiện RLGN so với SCTL 47 3.2.8. Đặc điểm lâm sàng thành phần giấc ngủ ở RLCTH 48 3.2.9. Đánh giá hiệu quả giấc ngủ 51 3.2.10: Chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân 53 3.2.11. Biểu hiện về cảm xúc khi gặp RLGN 53 3.2.12. Biểu hiện về triệu chứng trong ngày 54 3.2.13. Mức độ ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp và xã hội 54 3.3. Các yếu tố liên quan đến RLGN ở BN RLCTH 57 3.3.1. Mối liên quan giữa nhân khẩu học và đặc điểm gia đình với RLGN ở BN RLCTH 57 3.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm SCTL với RLGN 58 3.3.3. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và điều trị ngoại trú với RLGN 59 3.3.4. Mối liên quan giữa thang PSQI lúc vào viện với RLGN 60 3.3.5. Mối liên quan giữa mức độ trầm cảm theo HAM – D vào viện với RLGN 60 3.3.6. Mối liên quan giữa mức độ lo âu theo HAM – A vào viện với RLGN 61 3.3.7. Mối liên quan giữa kết quả LLMN qua lưu huyết não với RLGN 62 3.3.8. Phân tích hồi quy đa biến giữa một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng với RLGN ở BN RLCTH 63 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 65 4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 65 4.1.1. Đặc điểm về giới tính 65 4.1.2. Đặc điểm về trình độ học vấn 65 4.1.3. Đặc điểm phân bố nghề nghiệp 66 4.1.4. Đặc điểm tình trạng hôn nhân 67 4.1.5. Phân bố về nơi ở 67 4.1.6. Phân bố về tuổi và tuổi khởi phát 68 4.1.7. Đặc điểm về thời gian mắc RLCTH 69 4.1.8. Đặc điểm về xuất hiện triệu chứng đợt bệnh này 69 4.1.9. Đặc điểm về nội dung SCTL 70 4.1.10. Đặc điểm triệu chứng cơ thể phân theo hệ cơ quan 70 4.2. Đặc điểm RLGN ở bệnh nhân RLCTH 71 4.2.1. Tỷ lệ RLGN 71 4.2.2. Đặc điểm về các loại hình giấc ngủ 72 4.2.3. Đặc điểm về thời gian mắc RLGN 74 4.2.4 Đặc điểm thành phần giấc ngủ theo giới tính 75 4.2.5 Đặc điểm thành phần giấc ngủ theo nhóm tuổi 76 4.2.6. Đặc điểm hiệu quả giấc ngủ theo giới 77 4.2.7. Đặc điểm hiệu quả giấc ngủ theo nhóm tuổi 77 4.2.8. Đánh giá chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân RLGN 78 4.2.9. Biểu hiện cảm xúc và biểu hiện trong ngày khi gặp RLGN 78 4.2.10. Ảnh hưởng hoạt động nghề nghiệp, xã hội và chất lượng cuộc sống 79 4.2.11. Đặc điểm thang PSQI 80 4.2.12. Đặc điểm thang HAM – D, HAM – A 81 4.3. Một số yếu tố liên quan đến RLGN ở RLCTH 82 4.3.1. Yếu tố nhân khẩu học 82 4.3.2. Yếu tố SCTL 82 4.3.3. Yếu tố về thời gian mắc bệnh và điều trị ngoại trú với RLGN 83 4.3.4. Yếu tố thang điểm PSQI 83 4.3.5. Yếu tố trầm cảm qua HAM – D 84 4.3.6. Yếu tố lo âu qua HAM – A 84 4.3.7. Yếu tố lưu lượng máu não qua đo lưu huyết não 84 4.3.8. Một số yếu tố qua hồi quy đa biến 85 KẾT LUẬN 87 KIẾN NGHỊ 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Rối loạn giấc ngủ | vi_VN |
dc.subject | Rối loạn cơ thể hoá | vi_VN |
dc.subject | Tâm thần | vi_VN |
dc.subject | 8720107 | vi_VN |
dc.title | Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa tại Bệnh viện Bạch Mai | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021NTbuithanhtung.docx Restricted Access | 731.51 kB | Microsoft Word XML | ||
2021NTbuithanhtung.pdf Restricted Access | 2.18 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.