Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3099
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DƯƠNG VẬT TẠI BỆNH VIỆN K GIAI ĐOẠN 2016-2020
Authors: Nguyễn Việt, Dũng
Advisor: Lê Văn, Quảng
Keywords: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DƯƠNG VẬT TẠI BỆNH VIỆN K GIAI ĐOẠN 2016-2020
Issue Date: 23/11/2021
Abstract: Ung thư dương vật là loại ung thư thường gặp ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ với tỷ lệ 5-6/100.000 dân. Ít gặp ở Châu Âu và Hoa Kỳ 4. Tại Việt Nam, ung thư dương vật tương đối phổ biến, đứng hàng thứ 3 trên các khu vực được ghi nhận 1. Tại Thành phố Hồ Chí Minh ung thư dương vật đứng hàng thứ 17 trong các ung thư ở nam giới, chiếm 3,4% tổng số các ung thư. Tại Hà Nội, tỷ lệ mắc ung thư dương vật là 2,1/100.000 dân. Tuổi thường gặp của bệnh là 50-70 tuổi 2,3. Số liệu thống kê của GLOBOCAN cho thấy, năm 2020 có 36.068 bệnh nhân mắc mới với số lượng bệnh nhân tử vong vì ung thư dương vật là 13.211 bệnh nhân 4.Việc phát hiện và chẩn đoán ung thư dương vật thường không khó. Trên lâm sàng có khối u sùi, hoặc sùi loét tại dương vật kèm chảy dịch hôi. Sinh thiết có kết quả giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định. Chẩn đoán giai đoạn cần siêu âm hạch bẹn, chụp CT hoặc MRI để đánh giá di căn hạch bẹn, hạch chậu, là yếu tố quan trọng để quyết định phương pháp điều trị 5,7,8.Phẫu thuật là phương pháp chủ yếu điều trị triệt căn ung thư dương vật bao gồm cắt dương vật và vét hạch khu vực. Việc cắt đoạn dương vật phải đảm bảo diện cắt sạch u cả đại thể và vi thể. Vét hạch bẹn 2 bên một cách hệ thống cả nhóm hạch bẹn nông và hạch bẹn sâu.Tại Bệnh viện K, trước đây đã có một vài nghiên cứu về ung thư dương vật của các tác giả khác 12. Tuy nhiên, gần đây chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để nhìn nhận lại một cách khách quan hơn về ung thư dương vật trong giai đoạn mới, để đưa ra những nhận xét, đánh giá kết quả và rút ra những kinh nghiệm trong thực tiễn giúp cho việc điều trị ngày càng hiệu quả hơn 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp Nhận xét: Nghề nghiệp phổ biến của bệnh nhân nghiên cứu là nông dân, chiếm 65,4%; viên chức, công chức chiếm 15,0% và 19,7% là nghề nghiệp khác. 3.1.3. Đặc điểm dân tộc và nơi cư trú Bảng 3.1. Đặc điểm dân tộc và nơi cư trú Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Dân tộc Kinh 121 95,3 Thiểu số 6 4,7 Nơi ở Thành thị 37 29,1 Nông thôn đồng bằng 81 63,8 Nông thôn miền núi 9 7,1 Nhận xét: Bệnh nhân chủ yếu ở vùng nông thôn đồng bằng chiếm 63,8%; thành thị chiếm 29,1% và nông thôn miền núi chiếm 7,1%. Đa số bệnh nhân thuộc dân tộc Kinh (chiếm 95,3%), còn lại là dân tộc thiểu số chiếm 4,7%. 3.1.4. Tiền sử bệnh lý toàn thân Bảng 3.2. Tiền sử bệnh lý toàn thân Tiền sử toàn thân Số lượng Tỷ lệ % Bệnh lý tim mạch 6 4,7 Đái tháo đường 2 1,6 Không có bệnh lý toàn thân 119 93,7 Tổng 127 100 Nhận xét: Các bệnh lý kèm theo của bệnh nhân bao gồm: Bệnh lý tim mạch (chiếm 4,7%) và đái tháo đường (chiếm 1,6%). 3.2.1.2. Đặc điểm u Bảng 3.4. Đặc điểm u Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % U sùi 82 64,6 Loét - hoại tử 28 22,0 Dương vật hình lắc chuông 17 13,4 Tổng 127 100 Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy, đặc điểm u của bệnh nhân đa số là u sùi chiếm 64,6%, 28/127 có hình thái loét - sùi và 17/127 có dương vật hình lắc chuông. 3.2.1.3. Kích thước u Bảng 3.5. Kích thước u Kích thước u Số lượng Tỷ lệ % < 2 cm 18 14,2 2 – 4 cm 79 62,2 > 4 cm 30 23,6 Tổng 127 100 Trung bình ± độ lệch chuẩn (cm) 3,38 ± 1,59 Min – Max (cm) 1,0 – 8,0 Nhận xét: Kích thước khối u trung bình là 3,38 ± 1,59 cm, lớn nhất là 8,0 cm, nhỏ nhất là 1,0 cm. Kích thước u chủ yếu từ 2 - 4 cm (chiếm 62,2%). 3.2.1.4. Đặc điểm hạch bẹn Bảng 3.6. Đặc điểm hạch bẹn Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Hạch to 1 bên 3 2,4 Hạch to 2 bên 61 48,0 Hạch không to 63 49,6 Hạch di động 60 47,2 Hạch vỡ loét 4 3,2 Nhận xét: Đặc điểm lâm sàng trên hạch bẹn cho kết quả: 48,0% bệnh nhân có hạch to 2 bên và 2,4% bệnh nhân có hạch to 1 bên. Trong đó, 47,2% bệnh nhân có hạch di động và 3,2% bệnh nhân có hạch vỡ loét. 3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 3.2.2.1. Hình ảnh siêu âm bẹn Bảng 3.7. Hình ảnh hạch bẹn trên siêu âm Hình ảnh siêu âm Số lượng Tỷ lệ % Hạch to 1 bên 5 3,9 (5/127) Hạch to 2 bên 73 57,5 (73/127) Hạch không to 49 38,6 (49/127) Hạch viêm 47 (78) 60,3 (47/78) Hạch di căn 31 (78) 39,7 (31/78) Nhận xét: Hình ảnh trên siêu âm cho kết quả 78/127 trường hợp có hạch to, 57,5% bệnh nhân có hạch to 2 bên, 3,9% bệnh nhân có hạch to 1 bên; Trong đó, 60,3% là hạch viêm và 39,7% hạch di căn. 3.2.2.2. Hình ảnh CT Scanner ổ bụng Bảng 3.8. Hình ảnh CT Scanner ổ bụng Hình ảnh trên CT Số lượng Tỷ lệ % Di căn hạch chậu 2 2,4 Không di căn hạch chậu 80 97,6 Di căn khác trong ổ bụng 0 0,0 Tổng 82 100 Nhận xét: Có 82 bệnh nhân chụp CT Scanner ổ bụng: Ghi nhận 2 bệnh nhân (chiếm 2,4%) có di căn hạch chậu, còn lại 97,6% không phát hiện di căn. 3.2.2.3. Kết quả giải phẫu bệnh Bảng 3.9. Vị trí u Vị trí u Số lượng Tỷ lệ % Quy đầu 62 48,8 Thân dương vật 0 0,0 Phối hợp 65 51,2 Tổng 127 100 - Nhận xét: Về đại thể: có 48,8% bệnh nhân có u ở quy đầu và 51,2% bệnh nhân có tổn thương u phối hợp. 3.3.1.9. Kết quả khi ra viện Bảng 3.17. Kết quả khi ra viện Kết quả Số lượng Tỷ lệ % Tốt 102 80,3 Trung bình 25 19,7 Xấu 0 0,0 Tổng 127 100 Nhận xét: Khi ra viện, 80,3% bệnh nhân có kết quả đạt tốt, 19,7% bệnh nhân có kết quả trung bình và không có bệnh nhân nào có kết quả xấu. 3.3.2. Kết quả xa và một số yếu tố liên quan Trong nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu được thực hiện là mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu. Đối với bệnh nhân hồi cứu, hồi cứu các thông tin từ thời điểm bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ung thư dương vật; đối với bệnh nhân tiến cứu, thu thập các thông tin tại thời điểm bệnh nhân nhập viện đến khi ra viện. Tất cả các bệnh nhân này đều được theo dõi tại các thời điểm theo quy trình đến khi kết thúc nghiên cứu là ngày 31.KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 127 bệnh nhân phẫu thuật điều trị ung thư dương vật tại khoa Ngoại tiết niệu - Bệnh viện K, từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2020, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng - Độ tuổi của bệnh nhân gặp nhiều ở nhóm từ 41 - 70 tuổi. - Đa số bệnh nhân có tiền sử hẹp bao quy đầu (96,9%). - Lý do vào viện: Xuất hiện u dương vật (chiếm 99,2%). - Tổn thương lâm sàng u sùi hay gặp nhất với 64,6%. - Kích thước khối u trung bình là 3,38 ± 01,59 cm. - Có 50,4% bệnh nhân có hạch bẹn to 1 hoặc 2 bên trên lâm sàng. - Giải phẫu bệnh: Hình thái hay gặp nhất là u sùi chiếm 63,0%. 100% bệnh nhân là ung thư tế bào vảy. - Chẩn đoán giai đoạn bệnh theo TNM: Đa số u ở giai đoạn pT2 chiếm 55,1%. Tỷ lệ di căn hạch cao nhất là pN1 chiếm 15,7%. Có 74,0% bệnh nhân không di căn hạch. Giai đoạn bệnh chủ yếu ở giai đoạn II với tỷ lệ 63,0%. 2. Kết quả điều trị * Kết quả gần - Phương pháp phẫu thuật cắt đoạn dương vật chiếm chủ yếu (97,6%) - 100% bệnh nhân được nạo vét hạch bẹn 2 bên. - Không có tai biến trong mổ. Có 27,6% bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng vết mổ. - Tình trạng ra viện: 80,3% có kết quả tốt. * Kết quả xa - Tỷ lệ tái phát là 15% với 8,7% tại mỏm cụt và 6,3% tại hạch bẹn. - Thời gian tái phát trung bình là 22,05 ± 13,09 tháng. - Có 8,7% (11 bệnh nhân) tử vong trong thời gian nghiên cứu. - Tỷ lệ tử vong theo giai đoạn bệnh I, II, III, IV lần lượt là: 7,1%; 2,5%; 14,8% và 66,7%. - Tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 4 năm 6 tháng là 91,3% - Xác suất sống thêm tích lũy là 0,832 với thời gian sống thêm trung bình 49,45 tháng - Bệnh nhân có di căn hạch có tỷ lệ tử vong cao hơn so với bệnh nhân không có di căn (p<0,05). - Thời gian sống thêm trung bình của bệnh nhân không di căn hạch cao hơn nhóm di căn hạch có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3099
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
1. Bản trình pp luận văn - Bs Dũng.pptx
  Restricted Access
8.3 MBMicrosoft Powerpoint XML
LV CKII Nguyễn Việt Dũng - Chuyên ngành - Ngoại - Tiết Niệu - pdf.pdf
  Restricted Access
2.44 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
LV CKII Nguyễn Việt Dũng - Chuyên ngành - Ngoại - Tiết Niệu.docx
  Restricted Access
3.03 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.