Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3094
Nhan đề: | ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN TRÊN TRẺ NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU CÓ DỊ DẠNG ĐƯỜNG TIỂU |
Tác giả: | Vũ, Ngọc Bích |
Người hướng dẫn: | Nguyễn, Thu Hương |
Từ khoá: | Nhi khoa;8720106 |
Năm xuất bản: | 19/10/2021 |
Tóm tắt: | Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em, chỉ đứng sau nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa1,2. Theo nghiên cứu của A. Hellstrom3 và cộng sự (cs) cho thấy 1,7% bé trai và 8,4% bé gái mắc bệnh trước 7 tuổi. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Đ.V.Chức4, tỉ lệ NKTN ở trẻ em từ 2 tháng đến 6 tuổi là 2,8%, trong đó 3,3% là nữ và 2,2% là nam mắc bệnh. Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, thường có tiến triển tốt, ít biến chứng lâu dài. NKTN trên (VTBT cấp) có thể gây tổn thương nhu mô thận không hồi phục. Sau khi bị viêm thận bể thận lần đầu, có khoảng 10-30% trẻ em được cho là phát triển sẹo5. Trong đó, trẻ NKTN có dị dạng đường tiểu, đặc biệt là trào ngược bàng quang niệu quản (VUR), có tỉ lệ sẹo thận cao. Mirs6 và cs đã chỉ ra rằng tỉ lệ sẹo thận tăng lên đáng kể ở trẻ NKTN theo mức độ nặng của VUR và tần suất tái phát. Sẹo thận có thể gây các biến chứng lâu dài bao gồm bệnh thận mạn tính, protein niệu, tăng huyết áp. Theo nghiên cứu của Wennerstrom và cs cho thấy mức lọc cầu thận giảm đáng kể ở thận bị sẹo trong thời gian theo dõi 20 năm7. Triệu chứng NKTN ở trẻ em thường không điển hình nên dễ bị bỏ sót và chẩn đoán muộn. Sốt8–10 có thể là triệu chứng duy nhất của NKTN ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ < 2 tuổi. Mặt khác, đối với NKTN có dị dạng đường tiểu, các chủng vi khuẩn gây bệnh không phải E.coli11 đang dần tăng lên như: Proteus spp., Klebsiella spp., Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus spp., Candida spp. … có tỉ lệ kháng kháng sinh cao12–14. Kèm theo đó là tình trạng vi khuẩn sinh men β - lactamase phổ rộng (ESBL) đang ở mức đáng báo động15–17, trong đó bệnh viện Nhi Trung Ương có tỉ lệ là 37,6% với E.coli và 51,3% với Klebsiella18 (theo báo cáo về tình trạng kháng kháng sinh ở 15 bệnh viện tại Việt Nam năm 2008 – 2009). Do vậy, thời gian điều trị bằng liệu pháp kháng sinh đường tĩnh mạch19,20 kéo dài hơn đồng thời đòi hỏi phải kết hợp với điều trị phẫu thuật và điều trị kháng sinh dự phòng. Đối mặt với những thách thức ấy, để tiếp cận chẩn đoán sớm và điều trị có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn trên trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu có dị dạng đường tiểu” với 2 mục tiêu chính: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ bị NKTN có dị dạng đường tiểu tại khoa Thận - lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung Ương. 2. Xác định 1 số căn nguyên vi khuẩn và tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ NKTN có dị dạng đường tiểu. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3094 |
Bộ sưu tập: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2021NTvungocbich.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 2.32 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn | |
2021NTvungocbich.doc Tập tin giới hạn truy cập | 1.85 MB | Microsoft Word |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.