Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3070
Nhan đề: Đánh giá tình trạng rối loạn cương dương sau phẫu thuật tạo shunt điều trị bệnh cương đau dương vật kéo dài tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức
Tác giả: Lê Huy, Bình
Người hướng dẫn: Nguyễn, Quang
Nguyễn Ngọc, Bích
Từ khoá: cương đau dương vật kéo dài;phẫu thuật tạo shunt;rối loạn cương dương
Năm xuất bản: 13/12/2021
Tóm tắt: Rối loạn cương dương (RLCD) hiện nay là một tình trạng khá phổ biến ở nam giới. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nhưng RLCD đang rất được quan tâm vì nó gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phẫu thuật có thể là cần thiết trong một số trường hợp nếu (Phẫu thuật: tạm thời chặn lưu lượng máu đến dương vật của bạn, tạo shunt.. cũng có thể cần phẫu thuật để sửa chữa các động mạch hoặc tổn thương mô do chấn thương) các phương pháp điều trị khác không thành công, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để định tuyến lại lưu lượng máu, để máu có thể di chuyển qua dương vật của bạn một cách bình thường. Nghiên cứu tình trạng Rối loạn cương dương ở 40 bệnh nhân cương đau dương vật kéo dài được phẫu thuật tạo shunt thông vật hang vật xốp tại khoa Phẫu thuật Tiết niệu và Trung tâm Nam học Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ tháng 1/2013 đến hết tháng 4/2021. Tuổi mắc bệnh trung bình là 38 ± 11 tuổi. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là : 100% bệnh nhân đến viện trong tình trạng cương kéo dài và đau dương vật. Cương đau dương vật kéo dài hay gặp nhất ở nhóm không mắc bệnh kèm theo chiếm 55%, nhóm bệnh bạch cầu chiếm 30%. Thời gian đến viện : cao nhất ở nhóm >72h chiếm 45% và nhóm 24h-72h chiếm 25%. Bạch cầu trung bình ở nhóm bệnh về máu là 393,34 ± 50,46 Siêu âm không có tín hiệu ĐM hang chiếm 70,4% Khí máu <30 mmHg chiếm 77,8%. Bệnh nhân cương đau dương vật đến viện càng muộn thì sau phẫu thuật khả năng cương dương kém, tỷ lệ mức độ RLCD càng tăng cao hơn so với trước phẫu thuật: bệnh nhân đến viện > 72h trước phẫu thuật tỷ lệ không RLCD + RLCD nhẹ là 83,4 % và RLCD nặng + trung bình là 0% thì sau phẫu thuật bệnh nhân bị RLCD trung bình + nặng tăng lên 88,9% có ý nghĩ thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ RLCD sau phẫu thuật ở những bệnh nhân mắc bệnh lý kèm theo cũng tăng cao hơn so với trước phẫu thuật.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3070
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
le huy binh - pdf.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
3.22 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
le huy binh.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
2.71 MBMicrosoft Word XML
RLCD Dr Bình 20.11.2021.ppt
  Tập tin giới hạn truy cập
2.66 MBMicrosoft Powerpoint


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.