Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3054
Title: Đặc điểm phân loại miễn dịch và kết quả điều trị Lơ xê mi cấp dòng lympho giai đoạn 2018 - 2021
Authors: Phạm, Thị Hường
Advisor: Vũ, Minh Phương
Keywords: Huyết học truyền máu;8720107
Issue Date: 27/10/2021
Abstract: Kết quả nghiên cứu trên 67 bệnh nhân LXM cấp dòng lympho điều trị tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu Bệnh Viện Bạch Mai, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1. Đặc điểm phân loại miễn dịch LXM cấp dòng lympho người lớn: Bằng phương pháp đếm tế bào dòng chảy, kết quả PLMD LXM cấp dòng lympho người lớn thu được như sau: • Nhóm ALL - B: tỷ lệ B sớm chiếm 17,4%, B chung chiếm 56,5%, Tiền B là 4,3% và B chín chiếm 21,7%. • Nhóm ALL - T: tỷ lệ T sớm chiếm 14,3%, Tiền T chiếm 47,6%, T tuyến ức là 19% và T chín là 19%. • Có 23 (34,3%) bệnh nhân được chẩn đoán LXM cấp dòng lympho và phân thể (L1, L2, L3) bằng phương pháp hình thái học và hóa học tế bào. • Có 44 (65,7%) bệnh nhân nhờ phương pháp PLMD mà được chẩn đoán LXM cấp dòng lympho, xếp nhóm dòng B, T và các dưới nhóm. - Đặc điểm biểu hiện dấu ấn non: • Dấu ấn non CD34: ở ALL – B, CD34 biểu hiện 54,3%; ALL – T CD34 biểu hiện 61,9%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p=> 0,05. • Dấu ấn non HLA – DR: trong ALL – B, HLA- DR biểu hiện 70,7%; ALL – T, HLA – DR biểu hiện 37,5%. Dấu ấn HLA- DR biểu hiện ở ALL – B cao hơn ALL – T gấp 4,028 lần với p<0,05. - Đặc điểm biểu hiện các dấu ấn đặc trưng: • Ở ALL – B, các dấu ấn đặc trưng xuất hiện với tỷ lệ là CD79a (100%), CD19 (97,8%), CD22 (86,1%), CD20 (73,9%), CD10 (63%). • Ở ALL – T, các dấu ấn đặc trưng xuất hiện với tỷ lệ là: CyCD3 (95,2%), CD2 (71,1%), CD5 (68,4%), CD3 (57,1%). - Đặc điểm xuất hiện các dấu ấn khác dòng: • Ở ALL–B, có 5/46 bệnh nhân biểu hiện dấu ấn khác dòng chiếm 10,9%. • Ở ALL–T, có 5/21 bệnh nhân biểu hiện dấu ấn khác dòng chiếm 23,8%. 2. Kết quả điều trị LXM cấp dòng lympho người lớn: Trong 67 bệnh nhân nghiên cứu, có 41 bệnh nhân được điều trị (276 lượt bệnh án nghiên cứu), chúng tôi rút ra một số kết luận sau: • Tỷ lệ lui bệnh sau tấn công là 51,2%, lui bệnh một phần là 2,4%. • Thời gian sống toàn bộ trung bình là 10,06 tháng, thời gian sống bệnh không tiến triển trung bình là 6,93 tháng. • Tỷ lệ sống toàn bộ ước tính sau 25 tháng là 21,1%, và tỷ lệ sống bệnh không tiến triển ước tính sau 15 tháng là 21%. • Chưa phát hiện thấy dấu ấn non và dấu ấn khác dòng có mối tương quan với kết quả điều trị tấn công và thời gian sống.  Độc tính: Độc tính huyết học sau giai đoạn tấn công: giảm BCTT độ 4 chiếm chủ yếu (86,7%), giảm TC độ 4 (70%), giảm Hb độ 2, độ 3 (96,7%). Một số độc tính khác: tăng men gan (10%), suy thận (3,3%), viêm loét niêm mạc (13,3%).
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3054
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTphamthihuong.doc
  Restricted Access
Luận văn BSNT44 Phạm Hường2.97 MBMicrosoft Word
2021NTphamthihuong.pdf
  Restricted Access
Luận văn BSNT44 Phạm Hường2.84 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.