Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2860
Title: | Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mô bệnh học ở bệnh nhân lao phổi có tổ chức sinh thiết nuôi cấy trong môi trường lỏng dương tính với Mycobacterium tuberculosis |
Authors: | Vũ Thị, Vân Anh |
Advisor: | Nguyễn Kim, Cương |
Keywords: | Tuberculosis;Mô bệnh học lao;MGIT(+) |
Issue Date: | 10/11/2021 |
Abstract: | Trong 66 đối tượng nghiên cứu, lao phổi MGIT mảnh sinh thiết phổi dương tính với MTB hay gặp ở nam (68,2%), tỷ lệ nam/nữ = 2,1/1; tuổi trung bình là 53,6 ± 16,2; nhóm tuổi 30 đến 59 tuổi chiếm 51,5%. Tỷ lệ nhiễm HIV là 4,5%; 12,1% có tiếp xúc với nguồn lây trước đó; 7,6% đã từng điều trị lao; 24,2% có đồng nhiễm đái tháo đường; BMI < 18,5 (gầy) là 19,7%. Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là đau ngực (72,7%), thời gian mắc bệnh đa số > 2 tuần (66,7%). Triệu chứng thực thể: 74,2%; 16,7% có triệu chứng tại cơ quan khác. Tổn thương hay gặp nhất trên XQ/CLVT ngực là tổn thương thâm nhiễm (90,9%)/NTTTT (63,6%); gặp nhiều ở phổi phải (83,3%). Đặc điểm mô bệnh học thường gặp nhất là: tế bào dạng bán liên (81,8%), hoại tử bã đậu (71,2%), tế bào khổng lồ Langhans (59,1%), tế bào viêm mạn tính (54,5%). Tế bào khổng lồ Langhans + hoại tử bã đậu chiếm 78,8%. Tỷ lệ chẩn đoán mô bệnh học: viêm lao điển hình (54,5%), sau đó lần lượt là lao không điển hình (27,3%) và các chẩn đoán khác chiếm 18,2%. Một số yếu tố làm tăng khả năng chẩn đoán mô bệnh học mảnh sinh thiết phổi là viêm lao: giới nữ; tuổi ≤ 40; thời gian > 2 tuần ; tiền sử tiếp xúc với nguồn lây; tiền sử đái tháo đường; BMI ≤ 18,4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa các nhóm chẩn đoán mô bệnh học ở đối tượng nghiên cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2860 |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Toàn văn luận văn.docx Restricted Access | 9.93 MB | Microsoft Word XML | ||
Toàn văn luận văn.pdf Restricted Access | 10.27 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.