Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2844
Nhan đề: KHẢO SÁT ĐƯỜNG KÍNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ CAO VỀ TIM MẠCH
Tác giả: Lê, Thế Kiên
Người hướng dẫn: Nguyễn, Ngọc Quang
Từ khoá: động mạch chủ bụng;yếu tố nguy cơ;phình động mạch chủ bụng
Năm xuất bản: 22/11/2021
Tóm tắt: Tổng quan: Phình động mạch chủ bụng (PĐMCB) là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Siêu âm khảo sát đường kính động mạch chủ bụng (ĐMCB) là phương pháp tối ưu nhất để có thể phát hiện sớm PĐMCB. Tuy nhiên các nghiên cứu về khảo sát đường kính ĐMCB trong cộng đồng ở nước ta chưa có nhiều. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đường kính ĐMCB ở đối tượng có nguy cơ cao về tim mạch và mối liên quan giữa đường kính ĐMCB với một số yếu tố nguy cơ tim mạch. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, khảo sát bằng biểu mẫu gồm các câu hỏi về tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ, khám lâm sàng và siêu âm khảo sát đường kính ĐMCB bằng máy siêu âm cầm tay Vscan, thực hiện trên 185 đối tượng có nguy cơ cao về tim mạch tại các quận, huyện thuộc 3 tỉnh, thành phố: Thái Bình, Thanh Hóa và Hà Nội. Kết quả: Đường kính trung bình ĐMCB tại 3 vị trí trên động mạch (ĐM) thận là 19,9 ± 3 mm, ngang ĐM thận là 18 ± 2,9 mm và dưới ĐM thận là 16,7 ± 3,1 mm. Đường kính trung bình ĐMCB tại 3 vị trí trên ĐM thận, ngang ĐM thận và dưới ĐM thận lần lượt lớn hơn ở nam so với nữ (p=0,000); ở nhóm có hút thuốc lá (HTL) so với nhóm không HTL (p=0,000); ở nhóm ≥ 60 tuổi so với nhóm < 60 tuổi (p < 0,05). Đường kính trung bình ĐMCB đoạn dưới ĐM thận ở nhóm có bệnh động mạch vành (BĐMV) lớn hơn so với nhóm không có BMĐV (p=0,043). Tỷ lệ phình động mạch chủ bụng (PĐMCB) và giãn động mạch chủ bụng (GĐMCB) tìm thấy trong nghiên cứu là 1,6% và 6,5%. Tuổi có mối tương quan tuyến tính thuận với đường kính ĐMCB trên ĐM thận (r=0,243; p=0,001) và ngang ĐM thận (r=0,254; p=0,000); trong khi đó, chiều cao (CC) và cân nặng (CN) tương quan thuận với đường kính ĐMCB dưới ĐM thận (r=0,206; p=0,005 và r=0,151; p=0,041). Tuổi là yếu tố tác động độc lập lên đường kính ĐMCB đoạn trên ĐM thận (β=0,227; p=0,003) và đoạn ngang ĐM thận (β=0,247; p=0,001); trong khi đó HTL là yếu tố tác động độc lập duy nhất lên đường kính ĐMCB dưới ĐM thận (β=0,305; p=0,001). Kết luận: Đường kính trung bình ĐMCB lớn hơn ở nam so với nữ, ≥ 60 tuổi so với < 60 tuổi, người HTL so với người không HTL. Tuổi, giới nam và HTL là những yếu tố tác động độc lập lên sự gia tăng đường kính ĐMCB.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2844
Bộ sưu tập: Luận văn bác sĩ nội trú

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2021NTlethekien.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
6.34 MBMicrosoft Word XML
2021NTlethekien.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.87 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.