Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2844
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Ngọc Quang-
dc.contributor.authorLê, Thế Kiên-
dc.date.accessioned2021-12-07T09:09:50Z-
dc.date.available2021-12-07T09:09:50Z-
dc.date.issued2021-11-22-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2844-
dc.description.abstractTổng quan: Phình động mạch chủ bụng (PĐMCB) là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Siêu âm khảo sát đường kính động mạch chủ bụng (ĐMCB) là phương pháp tối ưu nhất để có thể phát hiện sớm PĐMCB. Tuy nhiên các nghiên cứu về khảo sát đường kính ĐMCB trong cộng đồng ở nước ta chưa có nhiều. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đường kính ĐMCB ở đối tượng có nguy cơ cao về tim mạch và mối liên quan giữa đường kính ĐMCB với một số yếu tố nguy cơ tim mạch. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, khảo sát bằng biểu mẫu gồm các câu hỏi về tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ, khám lâm sàng và siêu âm khảo sát đường kính ĐMCB bằng máy siêu âm cầm tay Vscan, thực hiện trên 185 đối tượng có nguy cơ cao về tim mạch tại các quận, huyện thuộc 3 tỉnh, thành phố: Thái Bình, Thanh Hóa và Hà Nội. Kết quả: Đường kính trung bình ĐMCB tại 3 vị trí trên động mạch (ĐM) thận là 19,9 ± 3 mm, ngang ĐM thận là 18 ± 2,9 mm và dưới ĐM thận là 16,7 ± 3,1 mm. Đường kính trung bình ĐMCB tại 3 vị trí trên ĐM thận, ngang ĐM thận và dưới ĐM thận lần lượt lớn hơn ở nam so với nữ (p=0,000); ở nhóm có hút thuốc lá (HTL) so với nhóm không HTL (p=0,000); ở nhóm ≥ 60 tuổi so với nhóm < 60 tuổi (p < 0,05). Đường kính trung bình ĐMCB đoạn dưới ĐM thận ở nhóm có bệnh động mạch vành (BĐMV) lớn hơn so với nhóm không có BMĐV (p=0,043). Tỷ lệ phình động mạch chủ bụng (PĐMCB) và giãn động mạch chủ bụng (GĐMCB) tìm thấy trong nghiên cứu là 1,6% và 6,5%. Tuổi có mối tương quan tuyến tính thuận với đường kính ĐMCB trên ĐM thận (r=0,243; p=0,001) và ngang ĐM thận (r=0,254; p=0,000); trong khi đó, chiều cao (CC) và cân nặng (CN) tương quan thuận với đường kính ĐMCB dưới ĐM thận (r=0,206; p=0,005 và r=0,151; p=0,041). Tuổi là yếu tố tác động độc lập lên đường kính ĐMCB đoạn trên ĐM thận (β=0,227; p=0,003) và đoạn ngang ĐM thận (β=0,247; p=0,001); trong khi đó HTL là yếu tố tác động độc lập duy nhất lên đường kính ĐMCB dưới ĐM thận (β=0,305; p=0,001). Kết luận: Đường kính trung bình ĐMCB lớn hơn ở nam so với nữ, ≥ 60 tuổi so với < 60 tuổi, người HTL so với người không HTL. Tuổi, giới nam và HTL là những yếu tố tác động độc lập lên sự gia tăng đường kính ĐMCB.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Giải phẫu động mạch chủ bụng 3 1.2. Khái niệm về phình động mạch chủ bụng 4 1.3. Phân loại phình động mạch chủ bụng 5 1.3.1. Dựa vào kích thước 5 1.3.2. Dựa vào vị trí 5 1.3.3. Dựa vào hình dạng 5 1.4. Sinh bệnh học và tiến triển tự nhiên của ĐMC 5 1.5. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ 8 1.5.1. Dịch tễ học 8 1.5.2. Các yếu tố nguy cơ 9 1.6. Chẩn đoán 16 1.6.1. Biểu hiện lâm sàng 16 1.6.2. Chẩn đoán hình ảnh 17 1.6.3. Sàng lọc phình động mạch chủ bụng ở những người có nguy cơ cao 23 1.7. Theo dõi và điều trị 27 1.7.1. Theo dõi 27 1.7.2. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ 27 1.7.3. Điều trị 27 1.8. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới 27 1.8.1. Các nghiên cứu về đường kính động mạch chủ bụng và phình động mạch chủ bụng trên thế giới 27 1.8.2. Các nghiên cứu về đường kính động mạch chủ bụng và phình động mạch chủ bụng tại Việt Nam 28 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 29 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu 30 2.3. Cỡ mẫu 30 2.4. Chọn mẫu và cách lấy mẫu 30 2.5. Công cụ áp dụng trong nghiên cứu 32 2.6. Kỹ thuật siêu âm động mạch chủ bụng 33 2.7. Biến số và chỉ số chính của nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 38 2.8. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 40 2.9. Đạo đức của nghiên cứu 40 2.10. Sai số và cách khống chế 40 2.10.1. Sai số ngẫu nhiên 40 2.10.2. Sai số chọn 41 2.10.3. Sai số đo lường 41 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42 3.1. Các đặc điểm nhân trắc học, dịch tễ học của đối tượng nghiên cứu 42 3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính 42 3.1.2. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể 43 3.1.3. Đặc điểm về tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ 45 3.2. Đường kính ĐMCB 52 3.2.1. Phân bố đường kính ĐMCB 52 3.2.2. Tỷ lệ phình, giãn ĐMCB 54 3.3. Mối liên quan giữa đường kính ĐMCB và một số yếu tố nguy cơ tim mạch 55 3.3.1. Đường kính ĐMCB với đặc điểm nhân trắc của các đối tượng nghiên cứu 55 3.3.2. Đường kính ĐMCB với các yếu tố nguy cơ 56 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 63 4.1. Đặc điểm nhân trắc học, tiền sử và các yếu tố nguy cơ 63 4.1.1. Đặc điểm về nhân trắc học 63 4.1.2. Đặc điểm về tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ 64 4.2. Đường kính ĐMCB 67 4.2.1. Đường kính trung bình ĐMCB 67 4.2.2. Tình trạng PĐMCB và GĐMCB 69 4.3. Mối liên quan giữa đường kính ĐMCB với một số yếu tố nguy cơ tim mạch 71 4.3.1. Đường kính ĐMCB với một số yếu tố nguy cơ tim mạch 71 4.3.2. Mối liên quan giữa tình trạng PĐMCB và GĐMCB với một số yếu tố nguy cơ về tim mạch 75 4.3.3. Mối liên quan giữa đường kính ĐMCB với một số yếu tố nguy cơ về tim mạch 78 4.4. Những đóng góp và hạn chế của nghiên cứu 84 4.4.1. Những đóng góp của nghiên cứu 84 4.4.2. Những hạn chế của nghiên cứu 84 KẾT LUẬN 85 KHUYẾN NGHỊ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectđộng mạch chủ bụngvi_VN
dc.subjectyếu tố nguy cơvi_VN
dc.subjectphình động mạch chủ bụngvi_VN
dc.titleKHẢO SÁT ĐƯỜNG KÍNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ CAO VỀ TIM MẠCHvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTlethekien.docx
  Restricted Access
6.34 MBMicrosoft Word XML
2021NTlethekien.pdf
  Restricted Access
2.87 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.