Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2842
Nhan đề: Đánh giá hiệu quả tư vấn dinh dưỡng ở người có tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tác giả: Kiều Hồng, Nhung
Người hướng dẫn: Nghiêm Nguyệt, Thu
Hồ Thị Kim, Thanh
Từ khoá: Acid uric máu;Tăng acid uric;Tư vấn dinh dưỡng;8720107
Năm xuất bản: 2021
Tóm tắt: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khảo sát tỷ lệ tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng acid uric máu trên 700 đối tượng đến khám sức khỏe định kỳ tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021. Kết quả ở người trưởng thành, độ tuổi lao động (18-60 tuổi) có nồng độ acid uric máu trung bình là 366,5 ± 100,6 µmol/l, tỷ lệ tăng acid uric máu là 31,1%; nam giới có tỷ lệ tăng acid uric (46,5%) cao hơn nữ giới (7,3%). Nhóm thừa cân, béo phì có tỷ lệ tăng acid uric máu cao hơn nhóm không thừa cân, béo phì (41,6% so với 21,7%, p < 0,001).Tỷ lệ tăng acid uric ở nhóm có hội chứng chuyển hóa là 53,8%; nhóm có rối loạn lipid máu là 44,9%. Có mối tương quan thuận mức độ mạnh giữa acid uric máu với creatinin (r = 0,63; p < 0,001); tương quan thuận mức độ trung bình với chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index, BMI), vòng bụng, huyết áp, triglycerid (0,3 < r < 0,5; p < 0,001); tương quan nghịch mức độ trung bình với HDL-c (r = - 0,32; p < 0,001) và tương quan thuận mức độ yếu với cholesterol, LDL-c, glucose (r < 0,3; p < 0,001). Như vậy tăng acid uric máu nằm trong bệnh cảnh chung của hội chứng chuyển hoá với tỷ lệ thường gặp ở 1/3 người trưởng thành.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2842
Bộ sưu tập: Luận văn bác sĩ nội trú

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2021NTkieuhongnhung.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
1.45 MBMicrosoft Word XML
2021NTkieuhongnhung.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.36 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.