Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2453
Title: | NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ÁP XE VÚ SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG |
Authors: | Đoàn, Tú Anh |
Advisor: | Nguyễn, Quảng Bắc |
Keywords: | áp xe vú |
Issue Date: | 2/12/2021 |
Publisher: | Trường Đại Học Y Hà Nội |
Abstract: | ĐẶT VẤN ĐỀ Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng nhất cho trẻ từ lúc mới sinh cho đến 6 tháng tuổi. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu và các nước phát triển khác cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm tần suất và mức độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do vi khuẩn và viêm hoại tử ruột.1 Với rất nhiều lợi ích mang lại khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu như vậy, nhưng vấn đề này vẫn gặp rất nhiều khó khăn và một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là mẹ bị ít sữa, tắc tuyến sữa, viêm vú và áp xe vú sau sinh. Đặc biệt trong đó là áp xe vú sau sinh. Bệnh tiến triển dần dần, gây nhiều phiền phức với người phụ nữ cho con bú: gây đau, ngừng cho con bú. Cuối cùng gây biến chứng nặng là áp xe vú, tổn thương vú, giảm khả năng nuôi con, để lại sẹo xấu, mất thẩm mỹ cho người phụ nữ.2 Về lâu dài có thể là một trong những yếu tố thuận lợi của ung thư vú, một bệnh hay gặp, đứng hàng đầu trong ung thư phụ khoa, tử vong đứng hàng thứ 2 trong tỷ lệ chết do ung thư ở phụ nữ. Việc chăm sóc vú, cho con bú vẫn được cho là kiến thức thông thường, gần như bản năng, phụ nữ nào cũng biết, nó được phổ biến trong dân gian, trong thông tin đại chúng, kiến thức phổ thông. Cho con bú sữa mẹ là đóng góp cho việc bảo vệ, phát triển và nâng cao sức khỏe trẻ em. Bú mẹ được khuyến khích và chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam triển khai rộng rãi chương trình làm mẹ an toàn trong cả nước, khuyến khích bà mẹ cho con bú và đặc biệt là bú sớm.3 Ước tính có khoảng 98% trẻ nhỏ được bú mẹ nhưng chỉ 57% các bà mẹ thực hiện cho bú mẹ ngay sau đẻ.4 Đã có nhiều nghiên cứu về việc cho bú, bú sớm, nhưng những vấn đề phiền nhiễu khi cho con bú và biến chứng nặng nề như áp xe vú thì vẫn chưa có nhiều nghiên cứu nào cụ thể. Khoảng 25% số phụ nữ cho con bú bị nứt đầu vú, 15% bị cương vú và 5% bị viêm bạch mạch vú. Những trường hợp này nếu không được chăm sóc và điều trị tốt sẽ dẫn đến biến chứng nặng nề nhất là áp xe vú. Số bệnh nhân viêm tắc tuyến vú và đặc biệt là áp xe vú đến khám và điều trị ngày càng tăng tại khoa sản nhiễm khuẩn Bệnh viện Phụ sản Trung ương, sau khi được điều trị kháng sinh, chích dẫn lưu áp xe, tổn thương tại vú vẫn còn để lại nhiều biến chứng nặng nề như áp xe tái phát, dò sữa, mất sữa và cuối cùng là yếu tố thuận lợi cho ung thư vú sau này.5 Đây là một vấn đề không mới mẻ nhưng lại rất ít nghiên cứu để đưa ra các số liệu liên quan đến bệnh lý này tại Việt Nam trong những năm gần đây. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị áp xe vú sau sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của sản phụ áp xe vú sau sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. 2. Nhận xét điều trị áp xe vú sau sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương của các trường hợp trên. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2453 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Luận văn Đoàn Tú Anh CH Sản 15.11.2021.docx Restricted Access | 384.39 kB | Microsoft Word XML | ||
Luận văn Đoàn Tú Anh CH Sản 15.11.2021-đã chuyển đổi (1).pdf Restricted Access | 966.51 kB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.