Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2453
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Quảng Bắc-
dc.contributor.authorĐoàn, Tú Anh-
dc.date.accessioned2021-12-02T08:17:57Z-
dc.date.available2021-12-02T08:17:57Z-
dc.date.issued2021-12-02-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2453-
dc.description.abstractĐẶT VẤN ĐỀ Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng nhất cho trẻ từ lúc mới sinh cho đến 6 tháng tuổi. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu và các nước phát triển khác cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm tần suất và mức độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do vi khuẩn và viêm hoại tử ruột.1 Với rất nhiều lợi ích mang lại khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu như vậy, nhưng vấn đề này vẫn gặp rất nhiều khó khăn và một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là mẹ bị ít sữa, tắc tuyến sữa, viêm vú và áp xe vú sau sinh. Đặc biệt trong đó là áp xe vú sau sinh. Bệnh tiến triển dần dần, gây nhiều phiền phức với người phụ nữ cho con bú: gây đau, ngừng cho con bú. Cuối cùng gây biến chứng nặng là áp xe vú, tổn thương vú, giảm khả năng nuôi con, để lại sẹo xấu, mất thẩm mỹ cho người phụ nữ.2 Về lâu dài có thể là một trong những yếu tố thuận lợi của ung thư vú, một bệnh hay gặp, đứng hàng đầu trong ung thư phụ khoa, tử vong đứng hàng thứ 2 trong tỷ lệ chết do ung thư ở phụ nữ. Việc chăm sóc vú, cho con bú vẫn được cho là kiến thức thông thường, gần như bản năng, phụ nữ nào cũng biết, nó được phổ biến trong dân gian, trong thông tin đại chúng, kiến thức phổ thông. Cho con bú sữa mẹ là đóng góp cho việc bảo vệ, phát triển và nâng cao sức khỏe trẻ em. Bú mẹ được khuyến khích và chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam triển khai rộng rãi chương trình làm mẹ an toàn trong cả nước, khuyến khích bà mẹ cho con bú và đặc biệt là bú sớm.3 Ước tính có khoảng 98% trẻ nhỏ được bú mẹ nhưng chỉ 57% các bà mẹ thực hiện cho bú mẹ ngay sau đẻ.4 Đã có nhiều nghiên cứu về việc cho bú, bú sớm, nhưng những vấn đề phiền nhiễu khi cho con bú và biến chứng nặng nề như áp xe vú thì vẫn chưa có nhiều nghiên cứu nào cụ thể. Khoảng 25% số phụ nữ cho con bú bị nứt đầu vú, 15% bị cương vú và 5% bị viêm bạch mạch vú. Những trường hợp này nếu không được chăm sóc và điều trị tốt sẽ dẫn đến biến chứng nặng nề nhất là áp xe vú. Số bệnh nhân viêm tắc tuyến vú và đặc biệt là áp xe vú đến khám và điều trị ngày càng tăng tại khoa sản nhiễm khuẩn Bệnh viện Phụ sản Trung ương, sau khi được điều trị kháng sinh, chích dẫn lưu áp xe, tổn thương tại vú vẫn còn để lại nhiều biến chứng nặng nề như áp xe tái phát, dò sữa, mất sữa và cuối cùng là yếu tố thuận lợi cho ung thư vú sau này.5 Đây là một vấn đề không mới mẻ nhưng lại rất ít nghiên cứu để đưa ra các số liệu liên quan đến bệnh lý này tại Việt Nam trong những năm gần đây. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị áp xe vú sau sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của sản phụ áp xe vú sau sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. 2. Nhận xét điều trị áp xe vú sau sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương của các trường hợp trên.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Giải phẫu và sinh lý tuyến vú 3 1.1.1. Tuyến vú 3 1.1.2. Mạch máu của vú 4 1.1.3. Cơ và thần kinh 4 1.2. Sinh lý sự tiết sữa 5 1.3. Cho bú 6 1.3.1. Bắt đầu cho con bú khi nào 7 1.3.2. Số lần cho bú 7 1.3.3. Quy tắc vệ sinh áp dụng cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ 7 1.3.4. Những trường hợp không được cho con bú 8 1.4. Áp xe vú 8 1.4.1. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan 9 1.4.2. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán 12 1.4.3. Điều trị 14 1.4.4. Vai trò của việc dẫn lưu sữa 17 1.4.5. Biến chứng 18 1.5. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 19 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu 21 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 21 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 21 2.2 Phương pháp nghiên cứu 22 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 22 2.3. Quy trình nghiên cứu 22 2.3.1. Sơ đồ nghiên cứu 22 2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu 23 2.3.3. Các biến số của nghiên cứu 23 2.4. Xử lý số liệu 24 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 25 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 26 3.1.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm nghiên cứu 26 3.1.2. Đặc điểm về nơi sinh sống 26 3.1.3. Đặc điểm về trình độ văn hóa 27 3.1.4. Đặc điểm về nghề nghiệp 27 3.2. Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu 28 3.2.1. Phân bố bệnh nhân theo số lần đẻ 28 3.2.2. Phân bố bệnh nhân theo nơi đẻ và phương pháp đẻ 28 3.3 Phân bố bệnh theo cách cho con bú, vệ sinh vú 31 3.4. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân 32 3.4.1. Thời gian xuất hiện bệnh sau đẻ 32 3.4.2. Xử trí trước khi vào viện 33 3.4.3. Triệu chứng lâm sàng 34 3.4.4. Triệu chứng cận lâm sàng 36 3.5. Điều trị 37 3.5.1. Đường rạch 37 3.6. Đánh giá sau điều trị 37 3.6.1. Cơ sở chăm sóc sau chích 37 3.6.2. Khám lại sau 1 tháng 38 3.6.3. Tỷ lệ khỏi bệnh và các yếu tố liên quan 39 Chương 4: BÀN LUẬN 41 4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 41 4.1.1. Phân bố đối tượng theo tuổi, nơi ở, nghề nghiệp, trình độ học vấn 41 4.1.2. Tiền sử sản phụ khoa của đối tượng nghiên cứu 43 4.1.3. Kiến thức của đối tượng về cách cho con bú 45 4.1.4. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu. 48 4.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 52 4.2. Phương pháp điều trị và đánh giá sau điều trị 53 4.2.1. Phương pháp điều trị 53 4.2.2. Đánh giá bệnh nhân sau điều trị 56 KẾT LUẬN 60 KIẾN NGHỊ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại Học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectáp xe vúvi_VN
dc.titleNGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ÁP XE VÚ SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn Đoàn Tú Anh CH Sản 15.11.2021.docx
  Restricted Access
384.39 kBMicrosoft Word XML
Luận văn Đoàn Tú Anh CH Sản 15.11.2021-đã chuyển đổi (1).pdf
  Restricted Access
966.51 kBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.