Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2452
Nhan đề: Tăng clo máu và mối liên quan đến kết quả điều trị sốc nhiễm trùng tại bệnh viện Nhi Trung Ương
Tác giả: Lương Đức, Tâm
Người hướng dẫn: Phạm Văn, Thắng
Từ khoá: tăng clo máu;sốc nhiễm trùng;sử dụng dịch truyền trong sốc nhiễm trùng;toan chuyển hóa tăng clo;dịch cân bằng;dịch không cân bằng;suy thận cấp trong sốc nhiễm trùng;toan chuyển hóa do dịch truyền
Năm xuất bản: 1/12/2021
Tóm tắt: Mục tiêu: Đánh giá tình trạng tăng clo máu trên bệnh nhân điều trị sốc nhiễm trùng và một số yếu tố liên quan. Nhận xét kết quả điều trị của nhóm tăng clo máu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu và tiến cứu, bao gồm 94 bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm trùng tại khoa Điều trị tích cực bệnh viện Nhi Trung Ương. Thu thập giá trị clo máu trong 3 ngày đầu. Nhóm tăng clo được định nghĩa khi clo máu ≥ 110 mmol/l. Đánh giá kết quả điều trị dựa trên tỉ lệ tử vong, tỉ lệ suy thận cấp, số ngày nằm hồi sức, số ngày không thở máy và tình trạng toan kiềm. Số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 20. Kết luận: Sau khi nghiên cứu 94 trẻ em được điều trị sốc nhiễm trùng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương trong thời gian từ tháng 6/2020 đến tháng 8/2021, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau: 1. Tỉ lệ và một số yếu tố liên quan đến tăng clo máu ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng - Tăng clo máu là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng sau khi hồi sức. Tỉ lệ bệnh nhân xuất hiện tăng clo máu trong 3 ngày đầu tiên là 48,9%. - Truyền một lượng lớn dịch muối đẳng trương trong ngày đầu và tiền sử đẻ non là những yếu tố có liên quan độc lập đến tăng clo máu. 2. Nhận xét kết quả điều trị của bệnh nhân sốc nhiễm trùng có tăng clo máu - Tăng clo máu ngày đầu tiên có liên quan đến tăng tỉ lệ toan chuyển hóa, suy thận cấp và kéo dài thời gian nằm hồi sức. Tăng clo có liên quan đến tăng tỉ lệ suy thận cấp với OR = 3,067 (1,039-9,053). Tăng clo máu ngày đầu tiên không có liên quan đến tỉ lệ tử vong, tỉ lệ lọc máu, thời gian thở máy và nhu cầu sử dụng vận mạch. - Tăng clo máu ngày thứ 2 và thứ 3 không cho thấy mối liên quan đến tử vong, thời gian không thở máy và thời gian nằm hồi sức.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2452
Bộ sưu tập: Luận văn bác sĩ nội trú

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2021NTluongductam.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
1.2 MBMicrosoft Word XML
2021NTluongductam.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.66 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.