Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2452
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Phạm Văn, Thắng | - |
dc.contributor.author | Lương Đức, Tâm | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-02T08:16:31Z | - |
dc.date.available | 2021-12-02T08:16:31Z | - |
dc.date.issued | 2021-12-01 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2452 | - |
dc.description.abstract | Mục tiêu: Đánh giá tình trạng tăng clo máu trên bệnh nhân điều trị sốc nhiễm trùng và một số yếu tố liên quan. Nhận xét kết quả điều trị của nhóm tăng clo máu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu và tiến cứu, bao gồm 94 bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm trùng tại khoa Điều trị tích cực bệnh viện Nhi Trung Ương. Thu thập giá trị clo máu trong 3 ngày đầu. Nhóm tăng clo được định nghĩa khi clo máu ≥ 110 mmol/l. Đánh giá kết quả điều trị dựa trên tỉ lệ tử vong, tỉ lệ suy thận cấp, số ngày nằm hồi sức, số ngày không thở máy và tình trạng toan kiềm. Số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 20. Kết luận: Sau khi nghiên cứu 94 trẻ em được điều trị sốc nhiễm trùng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương trong thời gian từ tháng 6/2020 đến tháng 8/2021, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau: 1. Tỉ lệ và một số yếu tố liên quan đến tăng clo máu ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng - Tăng clo máu là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng sau khi hồi sức. Tỉ lệ bệnh nhân xuất hiện tăng clo máu trong 3 ngày đầu tiên là 48,9%. - Truyền một lượng lớn dịch muối đẳng trương trong ngày đầu và tiền sử đẻ non là những yếu tố có liên quan độc lập đến tăng clo máu. 2. Nhận xét kết quả điều trị của bệnh nhân sốc nhiễm trùng có tăng clo máu - Tăng clo máu ngày đầu tiên có liên quan đến tăng tỉ lệ toan chuyển hóa, suy thận cấp và kéo dài thời gian nằm hồi sức. Tăng clo có liên quan đến tăng tỉ lệ suy thận cấp với OR = 3,067 (1,039-9,053). Tăng clo máu ngày đầu tiên không có liên quan đến tỉ lệ tử vong, tỉ lệ lọc máu, thời gian thở máy và nhu cầu sử dụng vận mạch. - Tăng clo máu ngày thứ 2 và thứ 3 không cho thấy mối liên quan đến tử vong, thời gian không thở máy và thời gian nằm hồi sức. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đặc điểm dịch ngoại bào và vai trò sinh lý của clo 3 1.1.1. Thành phần dịch ngoại bào 3 1.1.2. Sinh lí clo trong cơ thể 4 1.1.3. Ảnh hưởng của tuổi và tiền sử đẻ non lên chức năng thận và khả năng cân bằng nội môi 9 1.2. Tăng clo máu 10 1.2.1. Tỉ lệ tăng clo 10 1.2.2. Các nguyên nhân gây tăng clo máu 10 1.2.3. Tăng clo máu do dịch truyền 13 1.2.4. Ảnh hưởng của tăng clo 15 1.3. Kết quả điều trị sốc nhiễm trùng có tăng clo máu và yếu tố liên quan 17 1.3.1. Các định nghĩa trong nhiễm khuẩn 17 1.3.2. Tần suất mắc bệnh và tỉ lệ tử vong do sốc nhiễm trùng ở trẻ em 19 1.3.3. Sinh bệnh học sốc nhiễm trùng 20 1.3.4. Điều trị sốc nhiễm trùng 22 1.3.5. Hồi sức dịch trong điều trị sốc nhiễm trùng 23 1.3.6. Các nghiên cứu đã thực hiện về ảnh hưởng của tăng clo máu lên kết quả điều trị bệnh nhân sốc nhiễm trùng 25 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu 29 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29 2.2.2. Chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu 29 2.2.3. Sơ đồ nghiên cứu 30 2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 31 2.2.5. Nội dung nghiên cứu 31 2.3. Xử lí và phân tích số liệu 35 2.4. Các loại sai số có thể gặp và biện pháp khống chế 37 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 38 3.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu 38 3.2. Tỉ lệ tăng clo máu trong vòng ba ngày đầu và một số yếu tố liên quan 41 3.3. Nhận xét kết quả điều trị của nhóm tăng clo 51 3.3.1. Kết quả điều trị chung của bệnh nhân 51 3.3.2. Kết quả điều trị sốc nhiễm trùng có tăng clo máu ngày đầu tiên 52 3.3.3. Kết quả điều trị sốc nhiễm trùng có tăng clo máu ngày thứ hai 55 3.3.4. Kết quả điều trị sốc nhiễm trùng có tăng clo máu ngày thứ ba 56 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 57 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 57 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 57 4.1.2. Căn nguyên gây bệnh 58 4.1.3. Vị trí ổ nhiễm khuẩn 58 4.1.4. Suy đa tạng 59 4.2. Tỉ lệ và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng có tăng clo máu 60 4.2.1. Tỉ lệ tăng clo máu trong ba ngày đầu 60 4.2.2. Các yếu tố liên quan đến tăng clo máu 62 4.3. Nhận xét kết quả điều trị của nhóm tăng clo máu 65 4.3.1. Kết quả điều trị của bệnh nhân sốc nhiễm trùng 65 4.3.2. Kết quả điều trị của nhóm tăng clo máu ngày đầu tiên 66 4.3.3. Kết quả điều trị của nhóm tăng clo máu ngày thứ hai và ngày thứ ba 71 4.3.4. Sử dụng dịch truyền trong sốc nhiễm trùng 72 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 77 KẾT LUẬN 78 KIẾN NGHỊ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | tăng clo máu | vi_VN |
dc.subject | sốc nhiễm trùng | vi_VN |
dc.subject | sử dụng dịch truyền trong sốc nhiễm trùng | vi_VN |
dc.subject | toan chuyển hóa tăng clo | vi_VN |
dc.subject | dịch cân bằng | vi_VN |
dc.subject | dịch không cân bằng | vi_VN |
dc.subject | suy thận cấp trong sốc nhiễm trùng | vi_VN |
dc.subject | toan chuyển hóa do dịch truyền | vi_VN |
dc.title | Tăng clo máu và mối liên quan đến kết quả điều trị sốc nhiễm trùng tại bệnh viện Nhi Trung Ương | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021NTluongductam.docx Restricted Access | 1.2 MB | Microsoft Word XML | ||
2021NTluongductam.pdf Restricted Access | 2.66 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.