Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2434
Title: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Authors: Nguyễn Thị, Hưởng
Advisor: Nguyễn Hải, ANh
Keywords: tình trạng dinh dưỡng;đợt cấp COPD
Issue Date: 12/11/2021
Abstract: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân quan trọng hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu.1,2 Hiện nay, tử vong do COPD đứng hàng thứ tư, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba chỉ sau bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ. Đa số các trường hợp tử vong đều xảy ra trong đợt cấp.3 Đợt cấp COPD là một biến cố cấp tính đặc trưng bởi sự xấu đi của các triệu chứng hô hấp làm thay đổi điều trị.4 Tần suất trung bình khoảng 2,5-3 đợt cấp/năm. Đợt cấp gây tăng tỷ lệ tử vong ở BN COPD, tăng tốc độ suy giảm chức năng phổi, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và tăng chi phí điều trị.3,5 Đợt cấp COPD xuất hiện với các biểu hiện khó thở tăng, ho tăng, khạc đờm tăng, hoặc thay đổi màu sắc đờm. Sự xuất hiện tình trạng đợt cấp COPD do rất nhiều nguyên nhân như: nhiễm trùng (virus, vi khuẩn), hút thuốc lá, ô nhiễm không khí, bỏ thuốc, sử dụng thuốc an thần, sử dụng oxy không đúng.... và suy dinh dưỡng làm tăng tình trạng nặng và kéo dài thời gian điều trị của đợt cấp COPD.3 Suy dinh dưỡng do các nguyên nhân sau: (1) Tình trạng khó thở làm tăng tiêu hao khoảng 10-15% năng lượng lúc nghỉ; (2) Khó thở gây nuốt khó hoặc nhai khó dẫn đến ăn kém; (3) Tác dụng không mong muốn của thuốc; (4) Chế độ ăn có nhiều glucid cũng làm tăng khó thở vì glucid cung cấp năng lượng nhưng nó lại sản sinh ra CO2; (5) Giảm cân còn do cơ chế bệnh sinh của bệnh.6,7 Hậu quả của BN COPD đó chính là teo cơ và mất cân. Khoảng 20% suy dinh dưỡng ở BN COPD điều trị ngoại trú và 35% - 70% suy dinh dưỡng ở BN suy hô hấp cấp,8,9 mất cân gây tăng đợt cấp COPD, tăng tỷ lệ nhập viện.10,11 Trong quá trình điều trị BN, khoảng 20% BN COPD bị giảm cân và suy dinh dưỡng. Việc bổ sung dinh dưỡng vào COPD góp phần làm giảm sự suy yếu chức năng cơ hô hấp, mức độ nặng của bệnh. Giảm cân, trọng lượng cơ thể thấp và suy dinh dưỡng ở COPD cũng có tác động tiêu cực đến tỷ lệ tử vong của bệnh.12 Trên thế giới và trong nước suy dinh dưỡng ở BN COPD đã được chứng minh qua các nghiên cứu. Gupta B và cộng sự năm 2010 nhận thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng là 57.8%.13 Tỷ lệ BN bị suy dinh dưỡng ở nghiên cứu của Nguyễn Đức Long năm 2014 là 67.7% số bệnh nhân suy dinh dưỡng với BMI<18.5.14 Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh 2016: 73.7% BN suy dinh dưỡng trong nhóm nghiên cứu.2 Trên thế giới đã nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan với COPD bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ở Việt Nam thì chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề trên. Từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đợt cấp COPD điều trị nội trú tại Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai. 2. So sánh tình trạng dinh dưỡng trước và sau điều trị đợt cấp của bệnh nhân đợt cấp COPD.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2434
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyễn Thị Hưởng - noi khoa in nop.docx
  Restricted Access
689.57 kBMicrosoft Word XML
Nguyễn Thị Hưởng - noi khoa in nop-đã chuyển đổi.pdf
  Restricted Access
1.47 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.