Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2416
Nhan đề: | Sử dụng vạt mạch xuyên thượng vị sâu dưới trong tạo hình sau phẫu thuật ung thư vú |
Tác giả: | Phan Tuấn, Nghĩa |
Người hướng dẫn: | Phạm Thị Việt, Dung |
Từ khoá: | Vạt mạch xuyên thượng vị sâu dưới;vạt DIEP |
Năm xuất bản: | 9/11/2021 |
Tóm tắt: | Từ những thế kỷ trước tới nay, chẩn đoán và điều trị ung thư vú luôn là một vấn đề được quan tâm. Thời xa xưa, điều trị ung thư vú còn rất thô sơ do thiếu điều kiện về gây mê. Năm 1852, William Halssted phát triển kỹ thuật cắt vú toàn bộ, gây biến dạng ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của bệnh nhân sau phẫu thuật. Những năm sau 1970, các nhà khoa học nhận ra cắt vú toàn bộ bao gồm cả cơ ngực lớn không làm thay đổi nhiều tới kết quả sống và tái phát ung thư, và các phẫu thuật viên chuyển sang lựa chọn cắt vú triệt căn biến đổi. Tạo hình vú sau phẫu thuật cắt vú toàn bộ phát triển tương đối chậm. Ngay cả ngày nay, mặc dù có rất nhiều phương pháp tạo hình vú và người bệnh cũng có rất nhiều lựa chọn nhưng chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân sau cắt bỏ ung thư vú lựa chọn phẫu thuật để tạo hình. Và trong đó phần lớn bệnh nhân lựa chọn phương pháp tạo hình sử dụng chất liệu nhân tạo là sillicone hoặc nước muối. Mặc dù đã có sự phát triển rất lớn trong các phương pháp chẩn đoán sớm và điều trị ung thư vú, giúp kéo dài tuổi thọ của người bệnh nhưng dù được điều trị, bệnh nhân ung thư vú vẫn còn chịu rất nhiều khó khăn, đặc biệt về tinh thần như trầm cảm, lo âu, sợ hãi do mất một bên vú sau phẫu thuật cắt vú toàn bộ. Mục đích của phẫu tạo hình vú sau phẫu thuật ung thư vú triệt căn là để trả lại thể tích và hình dáng vú, đảm bảo sự cân đối, yếu tố thẩm mỹ của bên vú phẫu thuật so với bên đối diện. Có nhiều phương pháp tạo hình vú khác nhau, mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm, được chỉ định tùy theo từng trường hợp. Có phương pháp đơn giản như tạo hình vú bằng vật liệu nhân tạo, đặt túi độn ngực. Phức tạp hơn có thể sử dụng các vạt lân cận, vạt từ xa như vạt đẩy từ vùng bụng hay dùng vạt cơ lưng rộng, vạt cơ thẳng bụng có cuống mạch (vạt TRAM). Phức tạp hơn có thể sử dụng các vạt cơ da dạng tự do như vạt cơ thẳng bụng tự do (free TRAM), vạt mạch xuyên thượng vi sâu dưới (DIEP), vạt động mạch thượng vị dưới nông, vạt cơ mông to, vạt cơ thon. Vạt DIEP với nhiêu ưu điểm vượt trội về cả tính chất, khối lượng cũng như kết quả thẩm mỹ, có khả năng chống chịu tác động của hóa xạ trị sau phẫu thuật, ít tổn thương nơi cho vạt, do vậy ngày nay vạt DIEP được nhiều tác giả lựa chọn như tiêu chuẩn vàng trong tạo hình vú sử dụng chất liệu tự thân. Tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả sử dụng vạt DIEP trong tạo hình vú sau phẫu thuật ung thư vú triệt căn, đặc biệt là trong phẫu thuật tức thì. Do vậy, chúng tôi làm đề tài này với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm vạt mạch xuyên động mạch thượng vị sâu dưới và cách sử dụng vạt. 2. Đánh giá kết quả sử dụng vạt động mạch xuyên thượng vị sâu dưới trong tạo hình sau phẫu thuật triệt căn ung thư vú tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2416 |
Bộ sưu tập: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
Phan Tuấn Nghĩa - NT 44 - PTTH.docx Tập tin giới hạn truy cập | 8.98 MB | Microsoft Word XML | ||
Phan Tuấn Nghĩa - NT 44 - PTTH.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 2.21 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.