Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2416
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm Thị Việt, Dung-
dc.contributor.authorPhan Tuấn, Nghĩa-
dc.date.accessioned2021-11-30T07:32:18Z-
dc.date.available2021-11-30T07:32:18Z-
dc.date.issued2021-11-09-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2416-
dc.description.abstractTừ những thế kỷ trước tới nay, chẩn đoán và điều trị ung thư vú luôn là một vấn đề được quan tâm. Thời xa xưa, điều trị ung thư vú còn rất thô sơ do thiếu điều kiện về gây mê. Năm 1852, William Halssted phát triển kỹ thuật cắt vú toàn bộ, gây biến dạng ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của bệnh nhân sau phẫu thuật. Những năm sau 1970, các nhà khoa học nhận ra cắt vú toàn bộ bao gồm cả cơ ngực lớn không làm thay đổi nhiều tới kết quả sống và tái phát ung thư, và các phẫu thuật viên chuyển sang lựa chọn cắt vú triệt căn biến đổi. Tạo hình vú sau phẫu thuật cắt vú toàn bộ phát triển tương đối chậm. Ngay cả ngày nay, mặc dù có rất nhiều phương pháp tạo hình vú và người bệnh cũng có rất nhiều lựa chọn nhưng chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân sau cắt bỏ ung thư vú lựa chọn phẫu thuật để tạo hình. Và trong đó phần lớn bệnh nhân lựa chọn phương pháp tạo hình sử dụng chất liệu nhân tạo là sillicone hoặc nước muối. Mặc dù đã có sự phát triển rất lớn trong các phương pháp chẩn đoán sớm và điều trị ung thư vú, giúp kéo dài tuổi thọ của người bệnh nhưng dù được điều trị, bệnh nhân ung thư vú vẫn còn chịu rất nhiều khó khăn, đặc biệt về tinh thần như trầm cảm, lo âu, sợ hãi do mất một bên vú sau phẫu thuật cắt vú toàn bộ. Mục đích của phẫu tạo hình vú sau phẫu thuật ung thư vú triệt căn là để trả lại thể tích và hình dáng vú, đảm bảo sự cân đối, yếu tố thẩm mỹ của bên vú phẫu thuật so với bên đối diện. Có nhiều phương pháp tạo hình vú khác nhau, mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm, được chỉ định tùy theo từng trường hợp. Có phương pháp đơn giản như tạo hình vú bằng vật liệu nhân tạo, đặt túi độn ngực. Phức tạp hơn có thể sử dụng các vạt lân cận, vạt từ xa như vạt đẩy từ vùng bụng hay dùng vạt cơ lưng rộng, vạt cơ thẳng bụng có cuống mạch (vạt TRAM). Phức tạp hơn có thể sử dụng các vạt cơ da dạng tự do như vạt cơ thẳng bụng tự do (free TRAM), vạt mạch xuyên thượng vi sâu dưới (DIEP), vạt động mạch thượng vị dưới nông, vạt cơ mông to, vạt cơ thon. Vạt DIEP với nhiêu ưu điểm vượt trội về cả tính chất, khối lượng cũng như kết quả thẩm mỹ, có khả năng chống chịu tác động của hóa xạ trị sau phẫu thuật, ít tổn thương nơi cho vạt, do vậy ngày nay vạt DIEP được nhiều tác giả lựa chọn như tiêu chuẩn vàng trong tạo hình vú sử dụng chất liệu tự thân. Tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả sử dụng vạt DIEP trong tạo hình vú sau phẫu thuật ung thư vú triệt căn, đặc biệt là trong phẫu thuật tức thì. Do vậy, chúng tôi làm đề tài này với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm vạt mạch xuyên động mạch thượng vị sâu dưới và cách sử dụng vạt. 2. Đánh giá kết quả sử dụng vạt động mạch xuyên thượng vị sâu dưới trong tạo hình sau phẫu thuật triệt căn ung thư vú tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Đại cương về ung thư vú 3 1.1.1 Dịch tễ học 3 1.1.2 Chẩn đoán ung thư vú 3 1.2 Điều trị ung thư vú 4 1.2.1 Phương pháp phẫu thuật 4 1.2.2 Điều trị bổ trợ 6 1.2.3 Tạo hình sau phẫu thuật ung thư vú triệt căn 7 1.3 Tái tạo vú bằng vạt DIEP 14 1.3.1 Giải phẫu vạt DIEP 14 1.3.2 Cuống mạch nhận 20 1.3.3 Tái tạo hình thể vú 23 1.3.4 Kết quả vạt DIEP trong tạo hình vú 26 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1 Đối tượng nghiên cứu 30 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn chung 30 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 30 2.2 Phương pháp nghiên cứu: 30 2.3 Biến số chỉ số: 35 2.4 Xử lý số liệu 37 2.5 Sai số và cách khống chế sai số 37 2.6 Đạo đức nghiên cứu: 37 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 38 3.1 Đặc điểm lâm sàng và cách sử dụng vạt DIEP 38 3.1.1 Tuổi 38 3.1.2 BMI 38 3.1.3 Giai đoạn ung thư vú (sau mổ) 39 3.1.4 Phương pháp bảo tồn phức hợp quầng núm vú 40 3.1.5 Điều trị toàn thân 41 3.1.6 Xạ trị hẫu phẫu 41 3.1.7 Đặc điểm mạch xuyên vạt 42 3.1.8 Đặc điểm cuống mạch vạt 43 3.1.9 Kích thước vạt 44 3.1.10 Thể tích vạt 45 3.1.11 Cuống mạch nhận: 47 3.1.12 Số lượng miệng nối tĩnh mạch 47 3.1.13 Thời gian phẫu thuật 48 3.2 Kết quả tạo hình vú sử dụng vạt DIEP 49 3.2.1 Kết quả sau phẫu thuật. 49 3.2.2 Kết quả sau phẫu thuật 3-6 tháng 52 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 61 4.1 Đặc điểm lâm sàng và cách sử dụng vạt DIEP 61 4.1.1 Tuổi 61 4.1.2 BMI 62 4.1.3 Phẫu thuật cắt tuyến vú toàn bộ có bảo tồn phức hợp quầng núm vú. 63 4.1.4 Điều trị toàn thân 64 4.1.5 Xạ trị hẫu phẫu 65 4.1.6 Đặc điểm mạch xuyên 66 4.1.7 Đặc điểm cuống mạch vạt 67 4.1.8 Kích thước – Thể tích vạt 69 4.1.9 Đặc điểm cuống mạch nhận 70 4.1.10 Cách thiết kế đặt vạt. 73 4.2 Kết quả tạo hình vú sử dụng vạt DIEP 75 4.2.1 Kết quả sau phẫu thuật 75 4.2.2 Kết quả sau phẫu thuật 3-6 tháng 80 KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 102vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectVạt mạch xuyên thượng vị sâu dướivi_VN
dc.subjectvạt DIEPvi_VN
dc.titleSử dụng vạt mạch xuyên thượng vị sâu dưới trong tạo hình sau phẫu thuật ung thư vúvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Phan Tuấn Nghĩa - NT 44 - PTTH.docx
  Restricted Access
8.98 MBMicrosoft Word XML
Phan Tuấn Nghĩa - NT 44 - PTTH.pdf
  Restricted Access
2.21 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.