Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/955
Nhan đề: TÁC ĐỘNG CỦA BẢO QUẢN LẠNH SÂU ĐẾN CẤU TRÚC VI THỂ VÀ ĐỘ BỀN VAN TIM LỢN
Tác giả: CÙ, THỊ BÍCH THỦY
Người hướng dẫn: PGS.TS. NGÔ, DUY THÌN
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Bệnh van tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Mỗi năm có hơn 290.000 bệnh nhân trải qua phẫu thuật thay thế van trên toàn thế giới, và con số này được dự đoán sẽ đạt 850.000 vào năm 2050 1. Trong khi hiện tại phương pháp ưa thích của điều trị bệnh nhân van tim là sửa chữa các van bị bệnh, trong trường hợp bệnh tim nặng, một số lượng lớn các van không thể được sửa chữa và do đó yêu cầu thay thế. Có 2 loại van tim được sử dụng thay thế van bệnh lý hiện nay đó là: van cơ học và van sinh học. Thực tế, van sinh học được ưu tiên sử dụng ở các trung tâm phẫu thuật tim mạch trên thế giới 2. Ví dụ tại Đức, năm 2008 trong tổng số 12000 bệnh nhân có tới 78% bệnh nhân ghép van sinh học, 21% là ghép van cơ học và chỉ 1% van được sửa 3. Tuy nhiên, van sinh học vẫn còn một số mặt bị hạn chế: van sinh học dễ bị thoái hóa cấu trúc, dẫn đến rối loạn chức năng van (hẹp hoặc hao mòn) làm giảm độ bền của van. Do đó, độ bền của van đã nổi lên như một vấn đề cơ bản trong thời đại thay thế van hiện nay. Độ bền van ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của van tim ghép. Các nghiên cứu về van bình thường, bệnh lý và van thay thế đã chứng minh rằng yếu tố chính quyết định độ bền của van là chất nền ngoại bào-ECM van. ECM trong mô lá van tim chủ yếu bao gồm collagen, elastin, Proteoglycans (PGs), Glycosaminoglycans và protein. Mặt hạn chế nữa là việc lấy và ghép van tim tươi từ người cho chết não thường bị động, mô van tim chỉ sống được trong một thời gian rất ngắn. Vì vậy việc chuẩn bị bệnh nhân để ghép phải hết sức khẩn trương. Trong nhiều trường hợp kích thước van tim của người cho và người nhận không phù hợp. Để khắc phục hiện tượng này, nhằm chủ động được nguồn cho và nguồn nhận, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu quy trình bảo quản van tim phục vụ cấy ghép đồng loài. Hiện tại, van của người hiến tặng thường được bảo quản thường xuyên hơn trong các ngân hàng mô trong khung chương trình cấy ghép để sử dụng sau này. Mô van tim có thể được lưu trữ trong một ngân hàng cấy ghép mô cho đến vài năm.Chính vì vậy nhu cầu sử dụng van tim bảo quản lạnh ngày càng cao. Tuy nhiên, ảnh hưởng của bảo quản lạnh đối với cơ học mô vẫn chưa được biết rõ. Do đó, một câu hỏi đặt ra là bảo quản lạnh ảnh hưởng như thế nào đối với cấu trúc cũng như độ bền của van tim? Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Tác động của bảo quản lạnh sâu đến cấu trúc vi thể và độ bền van tim lợn” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá sự thay đổi của cấu trúc vi thể van tim lợn sau bảo quản lạnh sâu. 2. Đánh giá độ bền van tim lợn sau bảo quản lạnh sâu.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/955
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS0036.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.24 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.