Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/800
Nhan đề: Tình trạng dinh dưỡng, thực trạng nuôi dưỡng tại nhà của bệnh nhân do phòng khám bác sĩ gia đình "Sài Gòn" quản lý năm 2018-2019
Tác giả: Nguyễn Phương, Anh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đỗ, Huy
TS. Nguyễn Thị Hương, Lan
Từ khoá: tình trạng dinh dưỡng, thực trạng nuôi dưỡng tại nhà
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: ĐH Y Hà Nội
Tóm tắt: Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bệnh nhân (BN), người chăm sóc cũng như hệ thống y tế. Những lợi ích của dịch vụ này cho BN như tiết kiệm thời gian do không phải xếp hàng chờ khám, tạo cảm giác thoải mái cho BN khi được chăm sóc tại nhà (BN ung thư giai đoạn cuối), tạo điều kiện thuận lợi cho BN được tiếp tục chăm sóc sau khi xuất viện, đặc biệt đối với BN khó khăn trong di chuyển (BN nằm liệt giường) hay BN ở xa bệnh viện (BV) cũng như giảm nguy cơ nhiễm trùng BV trong suốt thời gian chờ khám và nằm viện. Đối với hệ thống y tế, dịch vụ này giúp giảm nguy cơ quá tải BV, đặc biệt trong tình hình các BV tại các thành phố lớn đều trong tình trạng quá tải, nhờ vậy nhân viên y tế có thời gian tập trung cho những trường hợp cấp bách hơn. Các dịch vụ của chăm sóc sức khỏe tại nhà bao gồm dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ điều dưỡng (lấy máu xét nghiệm, chăm sóc ống thông, theo dõi dịch truyền, thay băng cắt chỉ, vệ sinh vết thương...), dịch vụ tập vật lý trị liệu... Nhìn chung cho đến nay các phòng khám bác sĩ gia đình vẫn còn chưa quan tâm đúng mực về chăm sóc dinh dưỡng cho BN tại nhà. Các dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng đơn thuần là các dịch vụ điều dưỡng như chăm sóc ống thông, theo dõi dịch truyền tĩnh mạch... mà gần như chưa có quy trình chăm sóc dinh dưỡng bài bản bao gồm bốn yếu tố là đánh giá và tái đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chẩn đoán dinh dưỡng, can thiệp dinh dưỡng và lượng giá dinh dưỡng. Tỉ lệ SDD (mức B hoặc C trên SGA hay BMI < 18,5 kg/m2) ở BN trưởng thành tại sáu BV công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 34,1% [1]. Từ trước đến nay, chúng ta chỉ tập trung hỗ trợ dinh dưỡng cho BN nhập viện mà thiếu sót trong việc tiếp tục theo dõi và chăm sóc dinh dưỡng cho BN sau khi xuất viện trong khi phần lớn quá trình hồi phục dinh dưỡng lại chủ yếu diễn ra ở nhà. Việc gián đoạn hỗ trợ dinh dưỡng này dẫn đến tăng tỉ lệ tái nhập viện, chậm trễ việc điều trị do tình trạng SDD... Tầm quan trọng của chăm sóc dinh dưỡng tại nhà là thế nhưng cho đến nay chúng ta chỉ mới tập trung nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của nhóm BN nằm viện mà còn thiếu sót những nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng trên nhóm BN tại nhà. Với mong muốn tìm hiểu về tình trạng dinh dưỡng, thực trạng nuôi dưỡng cũng như nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng tại nhà
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/800
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
LUAN VAN PHUONG ANH -DINH DƯỠNG.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
314.34 kBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.