Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5477
Nhan đề: | Kết quả phát hiện chủ động bệnh lao trong cộng đồng bằng chiến lược 2X tại tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2020 - 2023 |
Tác giả: | Dương, Thị Kim Ngân |
Người hướng dẫn: | Lê, Thị Thanh Xuan |
Từ khoá: | chienluoc2X;benhlao;phathienlaobangchienluoc2x;phathienlaotaicongdong;xpert |
Năm xuất bản: | 9/12/2024 |
Tóm tắt: | 1. MỤC TIÊU: (1). Đánh giá kết quả áp dụng chiến lược 2X trong hoạt động phát hiện chủ động bệnh Lao tại cộng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020 - 2023 (2). Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng đồng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020 - 2023 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Cán bộ phụ trách CTCLQG tại các đơn vị tuyến huyện, thành. - Cán bộ y tế (CBYT) xã phụ trách CTCL của các xã, phường, thị trấn. - Người dân được khám phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng đồng từ tháng 05/2023 – 10/2023. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu - Nghiên cứu định lượng được tiến hành tại cộng đồng người dân có nguy cơ mắc lao tại toàn bộ các xã thuộc các huyện được triển khai hoạt động phát hiện chủ động bệnh lao bằng chiến lược 2X. - Nghiên cứu định tính được tiến hành tại Bệnh viện Phổi, huyện Phú Bình và Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên, kết hợp trong chương trình khám phát hiện chủ động bệnh lao bằng chiến lược 2X năm 2023. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: - Từ tháng 03/2023 đến tháng 10/2024. Trong đó: 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang Phương pháp nghiên cứu: kết hợp định lượng với định tính. - Nghiên cứu mô tả cắt ngang định lượng: + Nghiên cứu tiến hành điều tra thực địa nhằm xác định thực trạng phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng đồng tỉnh Thái Nguyên năm 2023. + Nghiên cứu hồi cứu các số liệu sẵn có nhằm xác định thực trạng phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng đồng tỉnh Thái Nguyên từ năm 2020 - 2022. - Nghiên cứu định tính: tiến hành nghiên cứu điều tra thực địa nhằm bổ sung, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng động tỉnh Thái Nguyên. Phỏng vấn sâu đối với cán bộ lãnh đạo của hệ thống y tế từ tỉnh đến huyện, cán bộ phụ trách CTCLQG tại các đơn vị tuyến huyện, thành; cán bộ y tế xã phụ trách CTCL của các xã, phường, thị trấn; người dân được khám phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng đồng trong thời gian nghiên cứu. 2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 2.3.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng: - Cỡ mẫu đánh giá tình hình phát hiện bệnh lao chủ động theo chiến lược 2X tại cộng đồng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020 - 2023: 43.139 người dân tham gia khám sàng lọc phát hiện bệnh lao bằng chiến lược 2X từ 2020-2023 tại các địa phương được lựa chọn thực hiện chương trình. - Cỡ mẫu điều tra tình hình nhân lực tham gia hoạt động phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng đồng: 321 cán bộ y tế từ tuyến tỉnh, huyện, xã tham hoạt động phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng đồng giai đoạn 2020-2023. 2.3.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính: Mẫu có chủ đích (thực hiện phỏng vấn thu thập thông tin đến khi đạt mục tiêu). 2.3.2.3. Phương pháp chọn mẫu - Chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng: chọn mẫu toàn bộ (chọn toàn bộ các đối tượng thoả mãn nhu cầu nghiên cứu). - Chọn mẫu cho nghiên cứu định tính: chọn mẫu chủ đích + Chọn huyện: chọn chủ đích 2 huyện triển khai hoạt động phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng đồng năm 2023 đó là huyện Phú Bình và huyện Phú Lương. + Chọn xã: toàn bộ 36 xã thuộc 2 huyện triển khai hoạt động phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng đồng năm 2023 (huyện Phú Bình 21 xã, huyện Phú Lương 15 xã). 2.3.2.4. Tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu: Theo hướng dẫn lựa chọn hồ sơ đối tượng khám sàng lọc từ hướng dẫn triển khai chiến lược 2X của CTCLQG. - Tiêu chuẩn lựa chọn: + Những người sống tại khu vực mà chiến lược 2X triển khai + Nhóm nguy cơ cao: • Người tiếp xúc gần với bệnh nhân lao: những người sống chung hoặc làm việc trong môi trường kín với bệnh nhân lao phổi (gia đình, nơi làm việc, nhà tù, bệnh viện). • Người mắc các bệnh mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài. + Những người đồng ý tham gia nghiên cứu và cung cấp các thông tin cần thiết. - Tiêu chuẩn loại trừ: + Bệnh nhân đang điều trị lao phổi. + Những người không đáp ứng đủ điều kiện tham gia: Những người từ chối tham gia nghiên cứu hoặc không đủ điều kiện về sức khoẻ hoặc tình trạng pháp lý. + Người không có khả năng cung cấp thông tin chính xác: Ví dụ: những người bị rối loạn trí nhớ hoặc những người không thể hợp tác trong việc cung cấp dữ liệu cần thiết + 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu + 2.5.1. Kỹ thuật thu thập số liệu: + - Thu thập số liệu định lượng: Điều tra viên thu thập thông tin dựa trên bộ phiếu thu thập thông tin được thiết kế (phụ lục1,2,3,4) nhằm đáp ứng mục tiêu của nghiên cứu. Phiếu thu thập thông tin được xây dựng dựa trên tham khảo quyết định số 1314/QĐ-BYT ngày 24/3/2020 của Bộ Y tế về “Hướng đẫn diều trị và dự phòng lao” và các biểu mẫu, báo cáo thực tế của CTCLQG. + - Thu thập số liệu định tính: Điều tra viên được tập huấn nội dung, kỹ năng phỏng vấn, thống nhất trước khi tiến hành thực hiện. Lên kế hoạch phỏng vấn trực tiếp với từng đối tượng từ tháng 5/2023 – 10/2023. Phỏng vấn các đối tượng theo phụ lục hướng dẫn phỏng vấn sâu được thiết kế đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu. Quá trình phỏng vấn được ghi chép đầy đủ thông tin trong phiếu phỏng vấn và ghi âm (nếu đối tượng nghiên cứu đồng ý). Sau mỗi cuộc phỏng vấn, các phát hiện chính được ghi lại là cơ sở xây dựng các chủ để phân tích định tính sau này. + 2.5.2. Công cụ thu thập số liệu: + - Phiếu thu thập thông tin hoạt động phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng đồng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020-2023 (Phụ lục 1) + - Phiếu khảo sát nhân lực phụ trách chương trình chống lao thuộc trung tâm y tế huyện giai đoạn 2020-2023 (Phụ lục 2) + - Phiếu khảo sát nhân lực cán bộ y tế xã, phường phụ trách chương trình chống lao giai đoạn 2020-2023 (Phụ lục 3) + - Phiếu khảo sát vật tư trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng đồng giai đoạn 2020-2023 (Phụ lục 4) + - Phiếu phỏng vấn sâu (dành cho cán bộ quản lý chương trình chống lao) (Phụ lục 5) + - Phiếu phỏng vấn sâu (dành cho người dân tham gia khám sàng lọc phát hiện chủ động bệnh lao) (Phụ lục 6) + 2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: + - Số liệu định lượng được nhập vào máy vi tính bằng phần mềm Epidata 3.1. và xử lý theo phương pháp thống kê (tần suất, tỷ lệ %) bằng phần mềm SPSS 18.0 + - Dữ liệu định tính được phân tích dựa trên tham khảo một số tài liệu trong nước và nước ngoài 3. KẾT QUẢ CHÍNH: 3.1. Kết quả phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng đồng giai đoạn 2020 – 2023. - Trong giai đoạn 2020 - 2023 tỷ lệ khám sàng lọc phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lƣợc 2X trung bình 0,8% dân số. Trong đó số ngƣời được khám nhiều nhất là năm 2020 với 20.250 người, chiếm tỉ lệ 1,5% dân số. Và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2020-2023. - Qua 4 năm triển khai năm số người được chụp X-quang ngực là 28.624 người, chiếm 66,4% số ngƣời đƣợc khám sàng lọc. Năm 2020, tỷ lệ người tham gia chụp X-quang chỉ đạt 46% trong tổng số người KSL. Tuy nhiên, tỷ lệ này tăng mạnh lên 74,1% vào năm 2021, 100% vào năm 2022, và gần như duy trì mức tối đa với 98% vào năm 2023. - Trong 4 năm từ 2020 - 2023 có 28.624 người chụp X-quang ngực, số người có kết quả X-quang bình thƣờng chiếm tỷ lệ cao qua các năm và có xu hướng tăng dần lên, đạt đỉnh vào năm 2023 (97.7%) cao nhất trong cả giai đoạn. Tỷ lệ các ca bất thường nghi lao đao động từ 1,3% đến 4,2% trong giai đoạn nghiên cứu, giảm đáng kể từ năm 2020 (4,2%) xuống còn 1,3% vào năm 2023.. Nhóm bất thường khác có sự dao động mạnh nhất, đặc biệt là năm 2021 với 11.9% trước khi giảm xuống chỉ còn 1% vào năm 2023. - Trong giai đoạn từ 2020 – 2023 có 702 người dân tham gia KSL chủ động bệnh lao bằng chiến lƣợc 2X. Tỷ lệ người được xét nghiệm trên tổng số KSL dao động từ 1,2% đến 2,1%, với mức trung bình là 1,6%. Năm 2022 có tỷ lệ xét nghiệm cao nhất (2,1%), trong khi các năm còn lại giữ ở mức 1,2-1,9%. Trong đó tỷ lệ xét nghiệm MTB dương tính là 14,5%. - Tổng cộng có 246 BN lao được phát hiện trong giai đoạn 2020–2023. Số lượng BN phát hiện cũng biến động qua các năm, cao nhất là năm 2020 (102 ca) và thấp nhất là năm 2023 (24 ca). Đặc biệt, năm 2022 có số ca phát hiện cao hơn năm 2021 dù số ngƣời KSL ít hơn. Tỷ lệ phát hiện lao cao nhất vào năm 2022, đạt 1,3%, cao hơn đáng kể so với các năm khác. Các năm còn lại có tỷ lệ phát hiện tương đối ổn định, từ 0,4- 0,5%. Tỷ lệ phát hiện trung bình qua bốn năm là 0,6%. - Trong giai đoạn 2020–2023, tổng cộng có 3.201 BN lao đƣợc phát hiện trên toàn tỉnh. Số lượng này biến động qua các năm, cao nhất vào năm 2020 (958 BN) và thấp nhất vào năm 2022 (656 BN). Trong tổng số 3.201 BN lao, có 246 BN được phát hiện qua phương pháp phát hiện chủ động, chiếm 7,7% tổng số ca. Năm 2020 có số BN lao phát hiện chủ động cao nhất (102 BN, chiếm 10,6%), trong khi năm 2023 có số BN phát hiện chủ động thấp nhất (24 BN, chỉ chiếm 2,9%). Tỉ lệ phần trăm số bệnh nhân lao đƣợc phát hiện chủ động tại cộng đồng theo chiến lƣợc 2X so với số bệnh nhân lao phát hiện toàn tỉnh giai đoạn 2020-2023 là 7,7%. Trong đó cao nhất là năm 2020 và thấp nhất là năm 2023. 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng đồng giai đoạn 2020 - 2023. - Số lượng nhân lực và trình độ chuyên môn của cán bộ CTCL tuyến tỉnh tham gia khám sàng lọc chủ động thay đổi không đáng kể qua các năm. - Các năm từ 2020 đến 2023, mọi vật tư và thiết bị phục vụ khám phát hiện chủ động tại tuyến tỉnh đều được cung cấp đủ. - Tuyến tỉnh giữ vai trò chỉ đạo và hỗ trợ kỹ thuật quan trọng, nhƣng gặp khó khăn lớn về thiếu nhân lực chuyên môn và trang thiết bị trục trặc. - Tuyến huyện mặc dù có vai trò kết nối giữa tuyến tỉnh và xã, nhưng lại đối mặt với thách thức về thiếu cán bộ chuyên sâu và thiếu hụt trang thiết bị cần thiết. - Tuyến xã gần nhất với ngƣời dân nhưng chịu áp lực lớn do nhân lực thiếu hụt, thường phải kiêm nhiệm nhiều công việc, thiếu sự quan tâm từ chính quyền địa phương. - Người dân ở các vùng sâu, vùng xa vẫn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, chủ yếu do truyền thông hạn chế và khoảng cách địa lý. Thêm vào đó, vẫn còn tâm lý kỳ thị với người bệnh và người nhà người bệnh. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5477 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
LV - NGÂN - YHDP (1).pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.97 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn | |
LV - NGÂN - YHDP (2).docx Tập tin giới hạn truy cập | 26.08 MB | Microsoft Word XML |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.