Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5472
Nhan đề: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người mắc bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Thanh Hóa năm 2023 - 2024
Tác giả: Lê, Thị Nhung
Người hướng dẫn: Nguyễn, Quang Dũng
Nghiêm, Nguyệt Thu
Từ khoá: Bệnh thận mạn;Lọc máu chu kỳ
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: 2024
Tóm tắt: “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người mắc bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Thanh Hóa năm 2023 - 2024” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người mắc bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2023- 2024. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan với tình trạng dinh dưỡng của người mắc bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2023 - 2024. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 149 người bệnh thận mạn có lọc máu chu kỳ. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở 149 người bệnh thận mạn có lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Thanh Hóa chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu - Tỷ lệ người bệnh Suy dinh dưỡng theo chỉ số khối cơ thể BMI là 18,9% - Tỷ lệ người bệnh Suy dinh dưỡng theo phương pháp SGA-DMS là 80,3%. - Tỷ lệ người bệnh Suy dinh dưỡng theo nồng độ albumin huyết thanh là 65,1%. - Tỷ lệ người bệnh mắc CKD trên 5 năm và tỷ lệ lọc máu >2 năm có suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất. - Tỷ lệ các bệnh đồng mắc trên đối tượng bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ là khá cao. Có tới 46,2% người bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ mắc kèm bệnh Tăng huyết áp và 12,4% mắc kèm bệnh Đái tháo đường. - 100% người bệnh đều có thiếu máu từ mức độ nhẹ đến nặng. Có sự khác nhau khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số khối cơ thể BMI, điểm SGA- DMS và các chỉ số sinh hóa. Theo phương pháp SGA-DMS, tỷ lệ suy dinh dưỡng tăng cao khi người bệnh có thời gian mắc bệnh thận mạn và thời gian lọc máu kéo dài. 2. Các yếu tố liên quan với tình trạng dinh dưỡng Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan nghịch biến giữa điểm SGA-DMS và nồng độ Albumin huyết thanh khi điểm SGA-DMS càng tăng thì albumin càng giảm (r=-0,2765, p=0,0007). Trong khi đó mối tương quan giữa điểm SGA- DMS và tuổi là mối tương quan đồng biến, với tuổi càng cao thì điểm SGA-DMS càng cao (r=0,2490, p= 0,0023). Không có mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo chỉ số khối cơ thể BMI và điểm SGA (p>0,05). Có mối liên quan giữa yếu tố giới tính và chỉ số khối BMI, yếu tố bệnh đồng mắc, thời gian mắc bệnh và thời gian lọc máu với điểm SGA- DMS với p<0,05. Chưa tìm thấy các yếu tố có liên quan đến chỉ số sinh hoá gồm albumin huyết thanh và huyết sắc tố.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5472
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
LV--LÊ THỊ NHUNG-- DINH DƯƠNG -- Chuẩn in bìa đỏ -1.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
587.2 kBMicrosoft Word XML
LV--LÊ THỊ NHUNG-- DINH DƯƠNG -- Chuẩn in bìa đỏ -1.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.63 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.