Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5446
Title: | Khẩu phần thực tế, kiến thức và thực hành dinh dưỡng của phụ nữ mang thai khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An năm 2023 - 2024 |
Authors: | Đinh Bạt, Bách |
Advisor: | Nguyễn Trọng, Hưng Đỗ Thị Thanh, Toàn |
Keywords: | Khẩu phần thực tế của phụ nữ mang thai;Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An |
Issue Date: | 11/2024 |
Abstract: | Tên đề tài: “Khẩu phần thực tế, kiến thức và thực hành dinh dưỡng của phụ nữ mang thai khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An năm 2023 – 2024”. Đặt vấn đề: Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi con người. Mỗi con người là một cá thể do đó nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Tai Việt Nam: năm 2020, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở nữ giới là 18,5%, đặc biệt cao ở nhóm nữ trong độ tuổi sinh sản (20-30 tuổi) là 22,9-27,7%. Mối liên quan giữa những trẻ là con của bà mẹ có BMI thấp (<18,5 kg/m2) thường có tỷ lệ thấp còi cao hơn (32,6%) so với những trẻ là con của bà mẹ có BMI cao hơn (chiếm 20,6%). Tại Nghệ An: diện tích lớn nhất và dân số đứng thứ 4 cả nước. Nghệ An là trung tâm văn hóa, kinh tế quan trọng của vùng và cả nước. Tuy nhiên các vấn đề về sức khỏe toàn dân nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng chưa được quan tâm và nghiên cứu nhiều. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Mô tả khẩu phần thực tế của phụ nữ mang thai khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An năm 2023 - 2024. Mục tiêu 2: Mô tả kiến thức, thực hành dinh dưỡng của phụ nữ mang thai khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An năm 2023 -2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu :Phụ nữ mang thai đến khám thai lần 1 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An (Phòng khám Sức khỏe sinh sản) trong thời gian nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang Cỡ mẫu nghiên cứu: n=〖Z^2〗_(1-α/2) (p(1-p))/d^2 p: là tỷ lệ phụ nữ hiểu biết đúng về chế độ ăn hợp lý theo nghiên cứu của Nguyễn Hương Giang (p = 0,46) Áp dụng công thức trên, tính được n = 266 Cỡ mẫu điều tra khẩu phần: Sử dụng công thức: n=(z^2 x δ^2 x N)/(e^2 xN+ z^2 x δ^2 ) δ: Độ lệch chuẩn của nhiệt lượng trung bình ăn vào (dựa trên cuộc tổng điều tra dinh dưỡng 2019 - 2020 của VDD, lấy là 587 Kcal). N: Tổng số phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu theo tính toán cỡ mẫu điều tra cắt ngang (266 người). e: Sai số cho phép (chọn là 100 Kcal). Thay vào công thức tính được n = 65 phụ nữ mang thai điều tra khẩu phần MỘT SỐ KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và dân tộc (n=266) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi 20-24 14 5,3 25-29 60 22,6 30-34 102 38,3 ≥ 35 90 33,8 X ̅ ± SD 32,6 ± 5,1 Dân tộc Kinh 243 91,3 Khác 23 8,7 Kết quả bảng cho thấy độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 32,6 ± 5,1 tuổi, trong đó nhóm tuổi 30-34 chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,3%. Đa số đối tượng dân tộc kinh (91,3%) Giá trị dinh dưỡng của các chất sinh năng lượng trong khẩu phần của đối tượng nghiên cứu theo nơi sinh sống Chất sinh năng lượng Thành thị (n=42) Nông thôn (n=23) Chung (n=65) p NLKP (Kcal) 1526,9 ± 270,0 1378,2 ± 317,3 1474,3 ± 294,0 <0,05 Protein (g) 75,5 ± 21,5 76,9 ± 19,2 76,0 ± 20,6 >0,05 Lipid (g) 50,6 ± 19,4 41,7 ± 16,3 47,4 ± 18,7 >0,05 Glucid (g) 191,8 ± 37,2 163,8 ± 37,5 181,9 ± 39,4 <0,05 Nhận xét: Theo bảng giá trị năng lượng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu đạt 1474,3 ± 294,0 Kcal; trong đó đối tượng sống tại khu vực thành thị 1526,9 ± 270,0 Kcal cao hơn có ý nghĩa thống kê so với khu vực nông thôn 1378,2 ± 317,3 (p<0,05). Ngoài năng lượng khẩu phần, sự khác biệt về giá trị Glucid khẩu phần của đối tượng sống tại thành thị (191,8 ± 37,2 g) và nông thôn (163,8 ± 37,5 g) cũng có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Đánh giá kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu theo nơi sinh sống Kiến thức chung Thành thị (n=204) Nông thôn (n=62) Chung (n=266) p SL % SL % SL % Đạt 149 73,0 28 45,2 177 66,5 <0,05 Không đạt 55 27,0 34 54,8 89 33,5 Đánh giá thực hành chung của đối tượng nghiên cứu theo nơi sinh sống Thực hành chung Thành thị (n=204) Nông thôn (n=62) Chung (n=266) p SL % SL % SL % Đạt 115 56,4 30 48,4 145 54,5 >0,05 Không đạt 89 43,6 32 51,6 121 45,5 KẾT LUẬN: Khẩu phần thực tế của đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá khẩu phần thực tế của 65 phụ nữ mang thai khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho thấy giá trị năng lượng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu là 1474,3 ± 294,0 Kcal/ngày; giá trị Protein là 76,0 ± 20,6 g/ngày; Lipid là 47,4 ± 18,7 g/ngày và Glucid là 181,9 ± 39,4 g/ngày. Tỷ lệ đối tượng đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng khẩu phần là 26,1%; nhu cầu Protein, Lipid và Glucid lần lượt là 30,8%; 52,3% và 20,0%. Kiến thức, thực hành dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu trong quá trình mang thai: Đánh giá kiến thức, thực hành dinh dưỡng của 266 phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu về độ tuổi trung bình 32,6 ± 5,1 tuổi; trình độ học vấn chủ yếu trung cấp/cao đẳng/đại học (63,5%), đa số sinh sống tại khu vực thành thị (76,7%) cho thấy tỷ lệ phụ nữ mang thai có kiến thức dinh dưỡng chung đạt là 66,5%. Trong đó, tỷ lệ kiến thức đúng về các nội dung liên quan đến tăng cân thai kỳ cao, đều ở mức trên 80,0%. Tỷ lệ phụ nữ mang thai thực hành dinh dưỡng đạt là 54,5% trong đó theo dõi cân nặng có tỷ lệ thực hành đúng cao nhất với 91,4%. Về thói quen ăn uống, tỷ lệ thực hành đúng cũng ở mức cao, dao động từ 70-80%. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5446 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Đinh Bạt Bách - Cao học - Dinh dưỡng-K31(2022-2024).docx Restricted Access | 454 kB | Microsoft Word XML | ||
Đinh Bạt Bách-CH31 Dinh dưỡng.pdf Restricted Access | 1.66 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.