Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5274
Nhan đề: Tổn thương thận cấp ở bệnh nhân sepsis và sốc nhiễm khuẩn tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Tác giả: Trần Văn, Thảnh
Người hướng dẫn: Lê Thị Diễm, Tuyết
Từ khoá: Tổn thương thận cấp ở bệnh nhân sepsis và sốc nhiễm khuẩn tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Năm xuất bản: 2024
Tóm tắt: Sepsis được định nghĩa là một hội chứng bao gồm các bất thường sinh lý, bệnh lý và sinh hóa, đặc trưng bởi tổn thương đa cơ quan đe doạ đến tính mạng do đáp ứng không được điều phối của cơ thể với nhiễm khuẩn. Sốc nhiễm trùng khi kèm theo tình trạng tụt huyết áp không đáp ứng với bù dịch mà cần sử dụng thuốc co mạch để duy trì huyết áp trung bình ≥ 65 mmHg và có Lactat huyết thanh >2 mmol/L. Là một cấp cứu y tế phổ biến trong đó tỷ lệ tử vong tại viện > 40% 1. Tổn thương thận cấp liên quan đến sepsis (S-AKI) là một biến chứng phổ biến ở bệnh nhân nhập viện và bệnh nặng, làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý mãn tính đi kèm và có liên quan tỷ lệ tử vong cao. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Thảo ghi nhân trên 234 bệnh nhân NKH tỷ lệ tổn thương thận cấp là 43,59%2. Theo nghiên cứu của Lê Thị Diễm Tuyết trong 160 bệnh nhân suy thận cấp tại khoa Hồi Sức Tích Cực bệnh viện Bạch Mai thì tỷ lệ tử vong là 52,5%3. Trong một nghiên cứu đa trung tâm 2008 gồm 57 khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU), 33375 bệnh nhân ở Úc, theo Bagshaw và cộng sự tỷ lệ bệnh nhân sepsis bị tổn thương thận cấp (TTTC) là 42,1 % 4. Một nghiên cứu khác ở 54 bệnh viện, 23 quốc gia, 1753 bệnh nhân, theo Uchino và cộng cự: Khoảng 50 % nguyên nhân tổn thương thận cấp tại khoa hồi sức là do nhiễm khuẩn5. Những bệnh nhân sepsis bị tổn thương thận cấp có tỷ lệ tử vong và thời gian nằm viện cao hơn so với bệnh nhân sepsis không có tổn thương thận cấp. Nghiên cứu PICARD (Program to Improve Care in Acute Renal Disease): Bệnh nhân sepsis có tổn thương thận cấp tiên lượng xấu hơn bệnh nhân sepsis đơn thuần, với tỷ lệ tử vong 44% so với 21%; p < 0,0001. Sepsis và sốc nhiễm trùng là yếu tố phổ biến gây ra TTTC và là yếu tố chính gây tử vong cao ở bệnh nhân hồi sức 6 có tới 65% bệnh nhân sốc nhiễm trùng có biến chứng TTTC và tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân sốc nhiễm trùng có TTTC kết hợp cao tới 20-60% 7. Nghệ An là một trong những tỉnh có diện tích đứng thứ 3 và dân số đứng thứ 4 trên cả nước với hơn 3,5 triệu dân. Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An là bệnh viện hạng I, được Bộ Y Tế công nhận là tuyến cuối chuyên môn khám chữa bệnh quy mô với 1800 giường bệnh; Điều trị cho bệnh nhân khu vục Nghệ An và cả Hà Tĩnh, và một số bệnh nhân nước bạn Lào. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu về tổn thương thận cấp ở bệnh nhân sepsis và sốc nhiễm khuẩn. do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tổn thương thận cấp ở bệnh nhân sepsis và sốc nhiễm khuẩn tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An”
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5274
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2024CK2TranVanThanh.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.24 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
2024CK2TranVanThanh.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
1.29 MBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.