Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5230
Nhan đề: Đặc điểm lâm sàng, vi sinh và kết quả điều trị viêm phổi có sử dụng vancomycin ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Tác giả: Bùi, Anh Sơn
Người hướng dẫn: Nguyễn, Thị Diệu Thuý
Từ khoá: nhi khoa;viêm phổi;vancomycin;kết quả điều trị;vi sinh;lâm sàng
Năm xuất bản: 2024
Tóm tắt: Viêm phổi là hiện tượng viêm nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết quanh phế nang. Đây là một trong những căn nguyên chính gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có khoảng 20% trẻ em tử vong < 5 tuổi có nguyên nhân do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính, trong đó 90% là viêm phổi.1 Ở Việt Nam viêm phổi ở trẻ em cũng là bệnh đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong. Theo Đỗ Ngọc Quỳnh và Nguyễn Thành Trung, căn nguyên gây viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất là Streptococcus pneumoniae 55,3%, Heamofilus influenzae 23,5%, những nguyên nhân khác như virus, nấm, kí sinh trùng…2 Streptococcus pneumoniae có tỷ lệ đề kháng cao với các kháng sinh điều trị viêm phổi ban đầu, vậy nên việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị rất khó khăn. Hiện nay, vancomycin là thuốc lựa được lựa chọn hàng đầu cho các bệnh nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt gây ra bởi vi khuẩn Gram dương. Tuy nhiên ngay từ khi mới được đưa vào sử dụng, độc tính trên thính giác và thận của vancomycin luôn là vấn đề được các thầy thuốc lâm sàng quan tâm. Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An là bệnh viện hạng I được thành lập hơn 35 năm. Đến nay, số bệnh nhân đến khám và điều trị viêm phổi có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong những năm gần đây, vấn đề vi khuẩn kháng kháng sinh ở Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tăng lên một cách đáng báo động, phần lớn đã kháng với những kháng sinh thông thường như cefotaxim, ceftriaxone, azithromycine... Kháng sinh đồ của các vi khuẩn gây viêm phổi thông thường chủ yếu chỉ còn nhạy với những kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng nặng như nhóm carbapennem, nhóm clindamycin, nhóm quinolon. Hiện tại, vancomycin là kháng sinh quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram dương, đặc biệt là tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) ở cả người lớn và trẻ em.3 Trên thực hành lâm sàng, theo dõi nồng độ thuốc trong máu là phương pháp được khuyến cáo rộng rãi nhằm tăng khả năng đạt đích dược động học, dược lực học của vancomycin, qua đó giúp đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm thiểu nguy cơ gặp độc tính cho bệnh nhân. Hướng dẫn đồng thuận về giám sát nồng độ vancomycin trong máu năm 2020 của các hội chuyên môn Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo sử dụng đích diện tích dưới đường cong nồng độ-thời gian (AUC) thay cho nồng độ đáy (Ctrough), áp dụng cả trên đối tượng bệnh nhân nhi. Theo đó, phương pháp ước tính AUC theo Bayes là cách tiếp cận tốt nhất giúp giảm sai số do biến thiên giữa các cá thể và hạn chế việc lấy nhiều mẫu trong giám sát nồng độ thuốc trong máu.4 AUC vancomycin đạt đích phụ thuộc vào nhiều yếu tố: liều vancomycin, cách dùng vancomycin, mức lọc cầu thận và một số yếu tố khác. Câu hỏi đặt ra là làm sao quản lý sử dụng vancomycin hợp lý để đảm bảo kết quả điều trị và tính an toàn lâu dài vì những tác dụng không mong muốn của nó, đặc biệt độc tính trên thận trong điều kiện tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng gia tăng. Để giúp các nhà lâm sàng đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm phổi bằng phác đồ có sử dụng kháng sinh vancomycin, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, vi sinh và kết quả điều trị viêm phổi có sử dụng vancomycin ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, vi sinh ở trẻ em viêm phổi điều trị theo phác đồ có vancomycin tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. 2. Nhận xét kết quả điều trị viêm phổi theo phác đồ có vancomycin và một số yếu tố liên quan.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5230
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2024CK2buianhson.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.39 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
2024CK2buianhson.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
448.68 kBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.