Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4170
Nhan đề: Khảo sát một số biến đổi gen liên quan đến điều trị đích ung thư đại trực tràng
Tác giả: Nguyễn, Thị Huệ
Người hướng dẫn: Nguyễn, Xuân Hậu
Nguyễn, Thị Trang
Từ khoá: biến đổi gen;ung thư đại trực tràng;điều trị đích
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là bệnh ác tính xuất phát từ đại trực tràng gây ra bởi sự phát triển bất thường của các tế bào. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh UTĐTT thường không rõ ràng nên bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Phương pháp điều trị đích mang lại lợi ích cho bệnh nhân UTĐTT giai đoạn tiến triển, di căn. Tuy nhiên, tính đáp ứng của bệnh nhân UTĐTT với thuốc điều trị đích ức chế EGFR lại phụ thuộc vào tình trạng của các gen KRAS, NRAS, BRAF. Vì vậy, cần thiết xét nghiệm tình trạng biến đổi các gen này trước khi chỉ định thuốc điều trị đích cho bệnh nhân UTĐTT. Sự ra đời và phát triển của công nghệ giải trình tự thế hệ mới NGS với nhiều ưu điểm vượt trội đã giúp khảo sát đồng thời nhiều gen trong thời gian ngắn. Mục tiêu của nghiên cứu: (1) Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2022, (2) Mô tả một số biến đổi của 3 gen KRAS, BRAF, NRAS liên quan đến điều trị đích ung thư đại trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu và hồi cứu trên 58 bệnh nhân ung thư đại trực tràng đã được chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nội soi và mô bệnh học tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, và được đánh giá tình trạng biến đổi các gen liên quan đến điều trị đích tại Trung tâm Di truyền lâm sàng và Hệ gen - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Học viện Quân Y từ 1/2018 – 6/2022. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ nam/nữ là 35/23 = 1,52. Tuổi trung bình là 58,09 ± 14,419. Trong UTĐTT, ung thư trực tràng có tần suất cao nhất (43,1%), tiếp theo là đại tràng trái (32,8%) và đại tràng phải (24,1%). Thời gian có triệu chứng đến khi chẩn đoán xác định dao động từ 1-12 tháng, trung bình là 5,07 tháng. Tỷ lệ cấp cứu khi vào viện là 6,9%.Dấu hiệu đau bụng phổ là biến nhất với 70,7%. Đặc điểm trên nội soi cho thấy khối u có kích thước trên 3/4 chu vi đại trực tràng có tần suất cao nhất với 39,7% . Dạng tổn thương sùi có tần suất cao nhất 74,1%. Dạng tổn thương thâm nhiễm chiếm tần suất thấp nhất 3,4%. Mức độ biệt hóa vừa có tần suất cao nhất là 84,5%. Tỉ lệ đột biến KRAS, NRAS và BRAF là 39,7%, 1,7% và 8,6%. Không bệnh nhân nào mang đột biến đồng thời trên hai hoặc ba gen. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa đột biến gen và vị trí ung thư. Không có mối liên quan giữa đột biến gen với giới, tuổi, kích thước khối u, hoặc mức độ biệt hóa của ung thư. Kết luận: Tần suất biến đổi của 3 gen KRAS, NRAS, BRAF ở bệnh nhân UTĐTT di căn khá cao, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị đích. Vì vậy cần thiết xét nghiệm đồng thời 3 gen này trước khi lựa chọn thuốc điều trị đích cho bệnh nhân UTĐTT.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4170
Bộ sưu tập: Luận văn bác sĩ nội trú

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Luận văn HUỆ 30.11.2022.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
1.44 MBMicrosoft Word XML
Luận văn Huệ 30.11.2022.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.07 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
Slide luận văn HUỆ 09.11.2022.pptx
  Tập tin giới hạn truy cập
4.14 MBMicrosoft Powerpoint XML
Tóm tắt.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
17.6 kBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.