Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4083
Nhan đề: Nghiên cứu ứng dụng thang điểm SCCAI trong đánh giá mức độ nặng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu
Nhan đề khác: Nghiên cứu ứng dụng thang điểm SCCAI trong đánh giá mức độ nặng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu
Tác giả: Vũ, Hải Hậu
Người hướng dẫn: Nguyễn, Thị Vân Hồng
Từ khoá: Viêm loét đại trực tràng chảy máu;SCCAI
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Đặt vấn đề: Viêm loét đại trực tràng chảy máu là một bệnh lý mạn tính, hay tái phát, gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh có xu hướng tăng lên ở Châu Á. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về thang điểm SCCAI trong đánh giá mức độ hoạt đông của bệnh, tuy nhiên ở Việt Nam các nghiên cứu về thang này vẫn còn hạn chế. Mục tiêu: Đánh giá mức độ nặng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu bằng thang điểm SCCAI. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 33 bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 45,7 ± 15,7 (từ 18-79 tuổi). Tỷ lệ nữ/nam: 1:1,06. Theo thang điểm SCCAI có 13 người bệnh (chiếm 39,4%) mức độ nặng, có 15 người bệnh (chiếm 45,5%) mức độ trung bình và có 5 người bệnh (chiếm 15,2%) mức độ nhẹ. SCCAI có mối tương quan tuyến tính thuận với nồng độ CRP (r=0,37, p=0,035), tốc độ máu lắng 2h (r=0,42, p= 0,016), với nồng độ albumin (r= -0,33, p= 0,03), với số lượng tiểu cầu (r= 0,43, p= 0,01). SCCAI có điểm trung bình cao nhất ở tổn thương ở đại tràng trái (6,0 ± 3,4) và đại tràng toàn bộ (5,1 ± 3,1). Điểm SCCAI có mối tương quan tuyến tính thuận với điểm Mayo lâm sàng và điểm Mayo chung (r=0,81 và r= 0,86, p < 0,001). Điểm SCCAI có xu hướng đánh giá hoạt động của bệnh cao hơn so với điểm Truelove- Witts. Kết luận: Thang điểm SCCAI là thang điểm gồm các triệu chứng lâm sàng, đơn giản, dễ sử dụng, đánh giá được mức độ nặng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4083
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
LUẬN VĂN 2022.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
1.4 MBMicrosoft Word XML
LUẬN VĂN 2022.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
Nghiên cứu ứng dụng thang điểm SCCAI trong đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu1.64 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.