![](/image/BANNERYHANOI.png)
Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4006
Nhan đề: | Đánh giá tác dụng điều trị của phương pháp dán hạt vương bất lưu hành trên loa tai ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản |
Tác giả: | Nguyễn Thị Ngọc, Linh |
Người hướng dẫn: | Nguyễn Thị Thanh, Tú |
Từ khoá: | dán hạt vương bất lưu hành;bệnh trào ngược dạ dày thực quản |
Năm xuất bản: | 11/2022 |
Tóm tắt: | Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease- GERD) còn được gọi là bệnh trào ngược acid dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu và/hoặc gây biến chứng. Phương pháp Nhĩ châm sử dụng hạt dán Vương bất lưu hành (VBLH) đã được sử dụng nhiều năm trên lâm sàng trong điều trị GERD. Nghiên cứu đề tài " Đánh giá tác dụng điều trị của phương pháp dán hạt vương bất lưu hành trên loa tai ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản" với mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng điều trị của phương pháp dán hạt vương bất lưu hành trên loa tai ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản; 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị của phương pháp can thiệp. Nghiên cứu thực hiên trong 30 ngày trên 60 bệnh nhân chia làm 2 nhóm (nhóm NC: 30 bệnh nhân, nhóm ĐC: 30 bệnh nhân). Nhóm NC: dán hạt VBLH kết hợp uống Omeprazol 20 mg, nhóm ĐC: uống Omeprazol 40 mg. Phương pháp nghiên cứu: Theo phương pháp can thiệp lâm sàng có nhóm đối chứng, so sánh kết quả điều trị trước và sau can thiệp, so sánh với nhóm chứng. Kết quả: Phương pháp dán hạt VBLH trên loa tai ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản kết hợp với uống Omeprazol 20mg/ngày có tác dụng cải thiện triệu chứng tương đương với bệnh nhân uống Omeprazol 20mg- 02 viên/ngày. (p > 0,05); Kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất xuất hiện của bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu bia, nghiện hút thuốc lá, sử dụng NSAIDs kéo dài, BMI lớn và chu vi vòng bụng (béo trung tâm) vượt chuẩn trong nghiên cứu; tuy nhiên, sự khác biệt của các yếu tố này trong hiệu quả điều trị theo mức độ thay đổi tổng điểm GERDQ là chưa có ý nghĩa thống kê. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4006 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
Nguyễn Thị Ngọc Linh- Cao học .doc Tập tin giới hạn truy cập | 4.49 MB | Microsoft Word | ||
Nguyễn Thị Ngọc Linh- Cao học.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 2.51 MB | Adobe PDF | ![]() Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.