Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3915
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐoàn, Văn Hoan-
dc.contributor.advisorNguyễn, Khôi Việt-
dc.contributor.authorCầm, Mạnh Hùng-
dc.date.accessioned2022-11-08T07:13:08Z-
dc.date.available2022-11-08T07:13:08Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3915-
dc.description.abstractXuất huyết não chiếm khoảng 10 - 15% của tai biến mạch máu não, là tình trạng vỡ mạch máu gây chảy máu trực tiếp vào nhu mô não, không do nguyên nhân chấn thương hay sau phẫu thuật, là một trong những cấp cứu nội khoa có nguy cơ tử vong cao và nếu qua khỏi cũng thường để lại những di chứng nặng nề, tạo gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội khi cần phải chăm sóc bệnh nhân lâu dài. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Văn Đăng và cộng sự cho thấy tỷ lệ toàn bộ ước tính là 115,92/100.000 người, tỷ lệ phát hiện mới hàng năm là 28,25/100.000 người và tỷ lệ tử vong là 161/100.000 người, thường gặp là tuổi trung niên và tuổi già. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu xuất huyết não. Nếu được phát hiện, điều trị tích cực sớm, bệnh nhân sẽ giảm được nguy cơ tử vong và để lại di chứng. Xuất huyết não có nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất ở người trung niên, cao tuổi là do tăng huyết áp và ở người trẻ tuối là do dị dạng mạch. Tùy theo vị trí, kích thước và đặc điểm của khối máu tụ mà bệnh nhân có những triệu chứng lâm sàng khác nhau. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần chẩn đoán sớm để điều trị kịp thời, đúng căn nguyên nhằm giảm tỷ lệ tử vong, tăng khả năng hồi phục chức năng thần kinh của người bệnh. Để thực hiện được điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà lâm sàng và cận lâm sàng, giữa nhiều chuyên khoa như hồi sức cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CLVT), chụp cộng hưởng từ, chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) ngày càng hỗ trợ nhiều cho các nhà thần kinh học trong việc chẩn đoán, tiên lượng bệnh. Trong đó, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ với các chuỗi xung chuyên biệt như T2* hay SWAN giúp đánh giá một cách hữu hiệu xuất huyết não, kể cả những vi xuất huyết (CMB) không quan sát thấy trên chụp CLVT. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều công trình báo cáo, nghiên cứu về chẩn đoán xuất huyết não trên cộng hưởng từ cho thấy đây là phương pháp có giá trị cao, giúp ích nhiều trong chẩn đoán và tiên lượng, để có kế hoạch điều trị thích hợp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, số lượng công trình nghiên cứu về vấn đề này còn tương đối hạn chế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “So sánh giá trị của chuỗi xung SWAN và T2* trong chẩn đoán xuất huyết não trên cộng hưởng từ 3.0 Tesla”. Với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh xuất huyết não trên cộng hưởng từ 3.0 Tesla. 2. So sánh giá trị của chuỗi xung SWAN và T2* trong chẩn đoán xuất huyết não trên cộng hưởng từ 3.0 Tesla.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Sơ lược về giải phẫu động mạch và tĩnh mạch não. 3 1.2. Xuất huyết não. 4 1.2.1. Định nghĩa. 4 1.2.2. Các nguyên nhân gây xuất huyết não 4 1.2.3. Phân loại bệnh mạch máu não. 7 1.2.4. Cơ chế bệnh sinh của xuất huyết não. 8 1.2.5. Sinh lý bệnh học của KMT hay sự hình thành và các giai đoạn tiến triển của KMT. 9 1.3. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh xuất huyết não. 11 1.3.1. Chụp cắt lớp vi tính 11 1.3.2. Cộng hưởng từ 11 1.3.3. Siêu âm Doppler xuyên sọ 23 1.3.4. Chụp động mạch não 23 1.4. Tình hình nghiên cứu. 23 1.4.1. Trên thế giới 23 1.4.2. Trong nước 25 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 26 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu 26 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 26 2.2.3. Sơ đồ nghiên cứu 27 2.2.4. Các biến số nghiên cứu 28 2.2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 31 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33 3.1. Đặc điểm chung 33 3.2. Đặc điểm hình ảnh 35 3.2.1. Kích thước khối máu tụ 35 3.2.2. Số lượng khối máu tụ 36 3.2.3. Vị trí khối máu tụ so với lều tiểu não. 37 3.2.4. Vị trí khối máu tụ. 37 3.2.5. Di lệch đường giữa. 38 3.2.6. Mức độ phù não. 39 3.2.7. Xuất huyết não thất 39 3.2.8. Tín hiệu CHT của khối máu tụ giai đoạn cấp trên các chuỗi xung T1, T2, Flair và T2*, SWAN 40 3.2.9. Tín hiệu CHT của khối máu tụ giai đoạn bán cấp sớm trên các chuỗi xung T1, T2, Flair và T2*, SWAN 42 3.2.10. Tín hiệu CHT của khối máu tụ giai đoạn bán cấp muộn trên các chuỗi xung T1, T2, Flair và T2*, SWAN. 44 3.2.11. Tín hiệu CHT của khối máu tụ giai đoạn mạn tính trên các chuỗi xung T1, T2, Flair và T2*, SWAN. 46 3.2.12. Nguyên nhân xuất huyết não. 48 3.2.13. Số lượng khối máu tụ và số lượng vi xuất huyết trung bình trên chuỗi xung SWAN và trên chuỗi xung T2*. 49 3.2.14. Số lượng khối máu tụ loại I và loại II. 49 3.2.15. So sánh số lượng khối máu tụ phát hiện trên SWAN với số lượng khối máu tụ trên T2* ở từng bệnh nhân 50 3.2.16. Diện tích trung bình của khối máu tụ đo trên chuỗi xung SWAN và đo trên chuỗi xung T2*. 51 3.2.17. So sánh diện tích khối máu tụ đo trên chuỗi xung SWAN và đo trên chuỗi xung T2* ở từng bệnh nhân 51 3.2.18. Chỉ số tương phản trung bình của khối máu tụ đo trên chuỗi xung SWAN và đo trên chuỗi xung T2*. 52 3.2.19. So sánh chỉ số tương phản đo trên chuỗi xung SWAN và đo trên chuỗi xung T2* ở từng bệnh nhân 53 3.2.20. Vôi hoá bất thường và bất thường phát triển tĩnh mạch 53 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 54 4.1. Đặc điểm hình ảnh xuất huyết não trên cộng hưởng từ 54 4.1.1. Tuổi 54 4.1.2. Giới 54 4.1.3. Thời điểm chụp cộng hưởng từ 55 4.1.4. Kích thước khối máu tụ 56 4.1.5. Số lượng khối máu tụ 57 4.1.6. Vị trí khối máu tụ so với lều tiểu não 57 4.1.7. Vị trí khối máu tụ 58 4.1.8. Di lệch đường giữa và phù não 58 4.1.9. Xuất huyết não thất 59 4.1.10. Đặc diểm hình ảnh khối máu tụ giai đoạn cấp tính 59 4.1.11. Đặc diểm hình ảnh khối máu tụ giai đoạn bán cấp sớm 61 4.1.12. Đặc diểm hình ảnh khối máu tụ giai đoạn bán cấp muộn 63 4.1.13. Đặc diểm hình ảnh khối máu tụ giai đoạn mạn tính 64 4.1.14. Nguyên nhân xuất huyết não 66 4.2. So sánh giá trị của chuỗi xung SWAN và T2* trong đánh giá xuất huyết não trên cộng hưởng từ 3.0 Tesla. 66 4.2.1. Số lượng khối máu tụ trên chuỗi xung SWAN và T2* 66 4.2.2. Diện tích khối máu tụ trên SWAN và T2* 68 4.2.3. Chỉ số tương phản trên SWAN và T2* 69 4.2.4. Nhận xét về bất thường phát triển tĩnh mạch 71 4.2.5. Phân biệt khối máu tụ và vôi hoá bất thường 72 KẾT LUẬN 73 KIẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectXuất huyết nãovi_VN
dc.subjectCộng hưởng từvi_VN
dc.titleSo sánh giá trị của chuỗi xung SWAN và T2* trong chẩn đoán xuất huyết não trên cộng hưởng từ 3.0 Tesla.vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV CHẨN ĐOÁN HA CẦM MẠNH HÙNG sửa lần 1.docx
  Restricted Access
6.95 MBMicrosoft Word XML
LV CHẨN ĐOÁN HA CẦM MẠNH HÙNG sửa lần 1.pdf
  Restricted Access
2.13 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.