Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3764
Title: | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA QUANG ĐÔNG THỂ MI XUYÊN CỦNG MẠC BẰNG LASER VI XUNG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM |
Authors: | Đặng, Phương Anh |
Advisor: | Phạm, Thị Thu Thủy |
Keywords: | quang đông thể mi;laser vi xung |
Issue Date: | 2022 |
Abstract: | GIỚI THIỆU LUẬN VĂN 1. Đặt vấn đề Glôcôm là bệnh lý của thần kinh thị giác, đặc trưng bởi sự chết của các tế bào hạch võng mạc. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Phương pháp quang đông thể mi điều trị glôcôm có khả năng hạ nhãn áp rất tốt nhưng tỉ lệ biến chứng lại thấp hơn và các biến chứng cũng ít nguy hiểm hơn so với những biện pháp phá hủy thể mi khác. Mặc dù vậy, bệnh nhân thực hiện laser quang đông vẫn có một số nguy cơ biến chứng nặng. Ứng dụng công nghệ laser vi xung trong quang đông thể mi cho hiệu quả tương đương như quang đông thể mi sóng liên tục nhưng lại an toàn hơn, ít biến chứng hơn. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào để đánh giá hiệu quả của laser vi xung trong quang đông thể mi. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả của quang đông thể mi xuyên củng mạc bằng laser vi xung điều trị glôcôm” với mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả của quang đông thể mi xuyên củng mạc bằng laser vi xung điều trị glôcôm. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. 2. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu không có nhóm đối chứng được thực hiện trên bệnh nhân glôcôm đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau: bệnh nhân glôcôm nhãn áp không điều chỉnh với số thuốc hạ nhãn áp tối đa (4 thuốc), bệnh nhân đã điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật tăng thoát lưu thủy dịch ≥ 1 lần nhưng thất bại hoặc hình thái glôcôm khó điều trị có nguy cơ thất bại cao nếu phẫu thuật. Bệnh nhân được theo dõi kết quả điều trị tại các thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng sau đợt laser đầu tiên. Những bệnh nhân không đạt được nhãn áp mong muốn có thể xem xét laser bổ sung đợt hai ít nhất 1 tháng sau đợt đầu tiên. Nghiên cứu thực hiện tại Khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022 3. Kết quả: 26 mắt của 25 bệnh nhân có tuổi trung bình 50,2 ± 25,7 được đưa vào nghiên cứu. Chẩn đoán glôcôm tân mạch chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu (38,5%). Nhãn áp trung bình trước điều trị là 37,7 ± 10,5 mmHg giảm xuống còn 20,6 ± 8,2 mmHg sau 3 tháng (giảm 45,4%), số thuốc hạ nhãn áp trung bình trước điều trị là 2,78 giảm xuống còn 1,33. Trung bình mỗi bệnh nhân được thực hiện 1,23 đợt laser. Tỉ lệ thành công tại thời điểm 3 tháng sau đợt laser đầu tiên là 61,5%. Không ghi nhận biến chứng trầm trọng nào sau điều trị. Tỷ lệ thành công giữa các hình thái glôcôm có sự khác biệt đáng kể, thấp nhất là nhóm glôcôm tân mạch và cao nhất là nhóm glôcôm thứ phát do nguyên nhân viêm, sau chấn thương, sau phẫu thuật điều trị bong võng mạc. Bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh nhỏ hơn 1 tháng có tỷ lệ điều trị thành công thấp nhất, tiếp theo là nhóm đã được phát hiện bệnh hơn 1 năm và cao nhất là nhóm có thời gian phát hiện bệnh từ 1 tháng đến 1 năm. Nhãn áp trước điều trị có ảnh hưởng đến mức độ thành công của phẫu thuật, nhãn áp trước mổ càng cao thì khả năng đạt thành công về nhãn áp càng thấp. 4. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 87 trang, gồm 4 chương. Đặt vấn đề (2 trang); Chương 1: Tổng quan (27 trang), Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (12 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu (20 trang), Chương 4: Bàn luận (24 trang), Kết luận (2 trang). Ngoài ra còn có: phần tài liệu tham khảo, phụ lục, bảng, biểu đồ, hình ảnh minh họa kết quả của phương pháp điều trị |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3764 |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
LUẬN VĂN Phương Anh sửa sau bv 2510.pdf Restricted Access | 1.47 MB | Adobe PDF | Sign in to read | |
LUẬN VĂN Phương Anh sửa sau bv 2510.docx Restricted Access | 2.01 MB | Microsoft Word XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.