Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3748
Title: Xác định đột biến gen GBA trên bệnh nhân Parkinson
Authors: Nguyễn Thị Kiều, Oanh
Advisor: Trần Vân, Khánh
Phạm Lê Anh, Tuấn
Keywords: Parkinson, đột biến gen
Issue Date: 2022
Abstract: Bệnh Parkinson (PD) là bệnh rối loạn thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai sau bệnh Alzheimer. Triệu chứng điển hình của bệnh là: run (lắc, vẫy) không đối xứng khi nghỉ ngơi, cứng khớp và chậm chạp khi bắt đầu một cử động nào đó.1 Ngoài suy giảm khả năng vận động, PD còn gây nên một loạt các triệu chứng ngoài vận động như rối loạn chức năng khứu giác, trầm cảm, lo lắng, suy giảm nhận thức. Về cơ bản, bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ, và các liệu pháp điều trị hiện nay thường chỉ đáp ứng tối thiểu hoặc không hoàn toàn.2 Tỷ lệ mắc bệnh là 0,5-1% sau 65 tuổi, sau 80 tuổi là 1-3% và càng gia tăng nhanh chóng do sự già hoá dân số hay những thay đổi lối sống dưới tác động của biến đổi kinh tế - xã hội. Kể từ năm 1997, nhiều biến đổi trên các gen đã được xác định là gây ra PD, với đột biến di truyền đầu tiên được biết đến nằm trên gen α-synucleic (SNCA). Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện được 27 gen gây ảnh hưởng đến bệnh PD nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường hoặc liên kết NST giới tính. Các gen được chú ý nhất là: gen di truyền dạng trội của nhiễm sắc thể thường Leucine-Rich Repeat Kinase 2 (LRRK2), Glycosylceramidase beta (GBA) và bốn gen gây di truyền dạng lặn của nhiễm sắc thể thường: Parkin, Kinase 1 (PINK1), PARK7 (DJ-1), và ATPase type 13A2 (ATP13A2). Trong đó, đột biến gen GBA là một yếu tố chính dẫn đến nguy cơ mắc bệnh Parkinson.3 Gen Glycosylceramidase beta (GBA) mã hoá cho enzyme glucocerebrosidase (Gcase), enzyme này tham gia quá trình chuyển hóa nội mô. Đột biến trên gen GBA làm thay đổi cấu trúc protein Gcase, dẫn đến mất hoàn toàn hoặc giảm hoạt động của enzyme này, gây rối loạn chức năng ty thể, đồng thời ức chế lưới nội chất (ER) và cuối cùng tạo điều kiện phát sinh nhiều bệnh lý, trong đó có PD.4 Hiểu được mối quan hệ giữa GBA bị thay đổi và sự phát triển của các biểu hiện Parkinson sẽ cung cấp những bằng chứng về di truyền, làm sáng tỏ cơ chế bệnh sinh và hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson.5 Cho tới nay, trên thế giới mới chỉ có một vài nghiên cứu đánh giá toàn bộ về các đột biến trên gen GBA trong các trường hợp bệnh Parkinson. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về bệnh Parkinson mới tập trung khai thác về khía cạnh lâm sàng cũng như chăm sóc sau điều trị, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về gen GBA ở những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson. Từ thực tế trên, đề tài: "Xác định đột biến gen GBA trên bệnh nhân Parkinson " được tiến hành với hai mục tiêu: 1. Xác định đột biến gen GBA trên bệnh nhân Parkinson bằng kỹ thuật giải trình tự gen Sanger. 2. Tìm hiểu mối liên quan đột biến gen GBA với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân Parkinson.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3748
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV Kiều Oanh CH29.pdf
  Restricted Access
2.9 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
LV Kiều Oanh CH29.docx
  Restricted Access
3.45 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.