Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3570
Nhan đề: NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI CẤU TRÚC ỐNG TAI NGOÀI TRÊN BỆNH NHÂN THIỂU SẢN VÀNH TAI
Tác giả: NGUYỄN, HỒNG TUẤN
Người hướng dẫn: PGS.TS ., Phạm Tuấn Cảnh
Từ khoá: Tai - Mũi - Họng;ống tai ngoài;thiểu sản vành tai;Nghiên cứu hình thái cấu trúc
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Thiểu sản vành tai (microtia) là tình trạng khiếm khuyết bẩm sinh của vành tai, dao động với các mức độ từ bất thường một phần cấu trúc của vành tai đến hoàn toàn không có vành tai (anotia). Bệnh có thể biểu hiện như một dị tật bẩm sinh đơn độc hoặc phối hợp với các dị tật khác và thường đi kèm với bất thường ống tai ngoài gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ. Vì vậy, bệnh nhân cần điều trị cả về tạo hình vành tai và khiếm thính 26. Thiểu sản vành tai vừa ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ và vừa ảnh hưởng đến khả năng nghe của người bệnh do thường đi kèm với dị tật ống tai ngoài hoặc tai giữa gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp, học tập cũng như làm việc của người bệnh. Nhiều báo cáo cho thấy 92- 94% bệnh nhân thiểu sản vành tai thường đi kèm với hẹp, dị dạng ống tai ngoài 30. Phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa mức độ thiểu sản vành tai và mức độ bất thường của ống tai ngoài. Dị tật bẩm sinh OTN với biểu hiện không có lỗ tai ngoài, lỗ tai ngoài hẹp 1 phần hoặc hẹp toàn bộ. Ở những trường hợp thiểu sản vành tai 1 bên có kèm theo dị tật lỗ tai ngoài người bệnh vẫn có thể giao tiếp bằng tai lành còn lại nhưng vẫn có rất nhiều hạn chế, trong trường hợp thiểu sản vành tai 2 bên kèm theo dị tật OTN thì trẻ thường chậm phát triển ngôn ngữ có thể dẫn đến hiện tượng câm điếc bẩm sinh. Theo Bezold (1926) tỷ lệ dị dạng bẩm sinh tai ngoài là 11/20.400 trẻ sơ sinh, hội nghị tại Đức (1966) Edgerton cho thấy tỷ lệ dị tật là 1/7000 ca. Theo thông báo tại Mỹ của Jahrsdoerfer (1996) 19 và Antonio (2003) thì tỷ lệ này là 1/10-20.000 trẻ sơ sinh , nam gặp nhiều hơn nữ, một bên nhiều hơn 2 bên, tỷ lệ tịt OTN gặp nhiều hơn hẹp OTN 33, 32. Tỷ lệ bất thưởng bẩm sinh ở tai theo Cao Minh Thành là 1.7% trong các bệnh lý ở tai 34. Cùng với sự phát triển của chụp cắt lớp vi tính (CLVT) và ngành phẫu thuật thẩm mỹ, tạo hình vấn đề điều trị phục hồi chức năng nghe và thẩm mỹ cho những bệnh nhân thiểu sản đã tạo ra những bước tiến đáng kể, hơn nữa việc chụp CLVT xương thái dương là điều cần thiết để có thể phát hiện các bất thường giải phẫu ở tai giữa và tai trong. Các bất thường giải phẫu có thể gặp như biến dạng chuỗi xương con, mất các thông bào chũm, bất thường hệ thống bán khuyên, tiền đình và dây thần kinh VII. Đặc biệt việc chụp CLVT xương thái dương có thể giúp chúng ta kiểm soát được các trường hợp cholesteatome bẩm sinh hoặc mắc phải của trẻ để có thể lên kế hoạch cho một cuộc phẫu thuật tái tạo lại ống tai ngoài cũng như vành tai của trẻ. Tuy vậy, ở Việt Nam vấn đề này còn khá mới mẻ cho đến nay ít có nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về căn nguyên cũng như đưa ra phương pháp phẫu thuật hoàn hảo nhằm tạo hình một ống tai mới để hồi phục được chức năng nghe cho người bệnh. Mặt khác việc phẫu thuật điều trị rất phức tạp, phẫu thuật nhiều lần có thể gây ra các biến chứng, chi phí lớn. Vì vậy để việc điều trị đạt kết quả tốt giúp trẻ hòa nhập với xã hội về cả chức năng và thẩm mỹ vẫn còn là một khó khăn. Từ yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hình thái cấu trúc ống tai ngoài trên bệnh nhân thiểu sản vành tai” với mục tiêu sau: Mô tả hình thái ống tai ngoài của bệnh nhân thiểu sản vành tai qua lâm sàng và phim chụp cắt lớp vi tính.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3570
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS3086.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.72 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.