Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3513
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NƠ VI HẮC TỐ BẨM SINH VÙNG MẶT BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÃN DA TỰ NHIÊN
Tác giả: ĐẶNG, VĂN THÀNH
Người hướng dẫn: NGUYỄN, BẮC HÙNG
Từ khoá: Phẫu thuật tạo hình;8720104
Năm xuất bản: 2020
Tóm tắt: Nơ vi hắc tố bẩm sinh, (Congenital Melanocytic Nevi - CMN), là một trong những tổn thương da thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Nó đặc trưng bởi sự tăng sinh lành tính của tế bào nơ vi - một loại tế bào có cùng nguồn gốc từ đỉnh thần kinh giống như tế bào hắc tố (melanocyte). CMN thường xuất hiện từ lúc mới sinh, một số trường hợp xuất hiện trong vòng hai đến ba năm đầu đời, tỉ lệ phát hiện ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, từ 1 - 6%. Nơ vi hắc tố bẩm sinh khổng lồ (Giant Congenital Melanocytic Nevi - GCMN) xuất hiện với tần xuất thấp hơn, 1/50000 - 1/20000 trẻ sơ sinh.1-4 Bên cạnh nguy cơ chuyển dạng thành ung thư hắc tố, CMN còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cả tâm lí của bệnh nhân cũng như người thân. Trong đó những CMN vùng mặt được quan tâm đặc biệt với tỉ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị là cao nhất.5 Phương pháp điều trị CMN vùng mặt tối ưu phải giải quyết được cả hai vấn đề: thẩm mỹ và nguy cơ ung thư hắc tố. Có nhiều phương pháp điều trị nơ vi hắc tố bẩm sinh bao gồm các phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật. Các phương pháp không phẫu thuật gồm có mài da (dermabrasion), nạo da (curettage), lột da bằng hóa chất (chemical peel), laser, đốt điện (electrosurgery)… Nhược điểm của các phương pháp này là chỉ loại bỏ một phần các tế bào trên bề mặt nông của nơ vi chứ không thể loại bỏ hoàn toàn các tế bào nơ vi, do đó ít làm thay đổi nguy cơ ung thư hóa. Phẫu thuật cho phép loại bỏ được hoàn toàn các tế bào nơ vi. Phẫu thuật gồm 2 bước: cắt bỏ tổn thương (trong một hoặc nhiều lần) và tạo hình khuyết da sau cắt bỏ tổn thương (đóng trực tiếp, ghép da, giãn da hoặc tạo hình bằng các vạt da). Giãn da tự nhiên là phương pháp giãn da dựa vào sức căng bề mặt da sau phẫu thuật, được thực hiện theo phương pháp cắt khâu đơn giản một hoặc nhiều lần liên tiếp. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như phẫu thuật nhanh, 2 chi phí thấp, thẩm mỹ cao, không gây thiệt hại thêm cho các vùng da lân cận, không cần đến kĩ thuật ghép da hay sử dụng vạt, tránh được những nhược điểm của các kĩ thuật này như da ghép sậm màu hay sẹo kém thẩm mỹ, hướng sẹo cuối cùng có thể đưa về theo nếp nhăn tự nhiên, giúp che giấu sẹo tốt hơn. Do đó, đây là phương pháp tốt thường được lựa chọn để điều trị các CMN vùng mặt. 6,7 Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về CMN, Bett nghiên cứu về sự xuất hiện của ung thư tế bào hắc tố trên bệnh nhân có CNM lớn hoặc nhiều 8 , Koot xem xét đến di chứng tâm lí xã hội trong 29 trẻ mắc GCMN9 . Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về CMN, Đỗ Đình Thuận 10 (1988) nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và điều trị u sắc tố vùng hàm mặt, Nguyễn Hồng Sơn nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nơ vi sắc tố bẩm sinh khổng lồ, Trần Thị Diệu Linh5 nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của nơ vi hắc tố bẩm sinh. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả điều trị của nơ vi hắc tố bẩm sinh vùng mặt bằng phương pháp giãn da tự nhiên. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá kết quả điều trị nơ vi hắc tố bẩm sinh vùng mặt bằng phương pháp giãn da tự nhiên”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của nơ vi hắc tố bẩm sinh vùng mặt. 2. Đánh giá kết quả điều trị nơ vi hắc tố bẩm sinh vùng mặt bằng phương pháp giãn da tự nhiên
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3513
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0597.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.71 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.