Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2920
Nhan đề: Đánh giá các yếu tố nguy cơ thuyên tắc-huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh hồi sức cấp cứu và những khó khăn khi sử dụng bơm hơi áp lực ngắt quãng trong dự phòng
Tác giả: Vũ, Xuân Thắng
Người hướng dẫn: Nguyễn, Văn Chi
Từ khoá: huyết khối tĩnh mạch, bơm hơi áp lực ngắt quãng, hồi sức cấp cứu,
Năm xuất bản: 25/11/2021
Nhà xuất bản: Đại học y Hà Nội
Tóm tắt: Huyết khối tĩnh mạch (HKTM) bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) và tắc mạch phổi là một biến chứng nặng nề ở bệnh nhân hồi sức, biến cố này thường bị ảnh hưởng bởi tình rạng bệnh lý của bệnh nhân và thời gian nằm bất động kéo dài [1]. Mỗi năm tại Hoa Kỳ có khoảng 900.000 ca bệnh thuyên tắc HKTM, gây ra 60.000 đến 300.000 ca tử vong hàng năm. Tần suất mới mắc hàng năm theo các nghiên cứu dịch tễ, là 80/100.000 dân. Nguy cơ thuyên tắc HKTM ở bệnh nhân nằm viện mà không được phòng ngừa dao động từ 10-80%. Theo nghiên cứu INCIMEDI tại Việt Nam, tỷ lệ thuyên tắc HKTM không triệu chứng ở bệnh nhân nội khoa nằm viện là 22% [2]. Nguy cơ này tăng lên khi bệnh nhân phải nằm điều trị tại đơn vị hồi sức, ngay cả khi đã được dự phòng bằng thuốc chống đông thường quy [3], [4], [5], [6]. Bệnh nhân tại các đơn vị hồi sức có nguy cơ mắc HKTM cao vì vừa có yếu tố nguy cơ HKTM chung vừa có nguy cơ đặc trưng của bệnh nhân hồi sức như: an thần, bất động, sử dụng các thuốc vận mạch [7]. Tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) ở khoa Hồi sức cấp cứu từ 28-32% [8]. Bệnh nhân hồi sức do có nhiều yếu tố nguy cơ thuyên tắc HKTM phối hợp nên được dự phòng một cách hệ thống bằng Heparin TLPT thấp hoặc Heparin không phân đoạn. Tuy vậy, khi điều trị dự phòng bằng Heparine sẽ làm tăng khả năng gây chảy máu cho bệnh nhân đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao. Trong trường hợp này có nhiều biện pháp thay thế được đề xuất trong đó có sử dụng bơm hơi áp lực ngắt quãng (BHALNQ). Trong tất cả các trường hợp bệnh nhân hồi sức có yếu tố nguy cơ HKTMS việc sử dụng BHALNQ có đạt hiệu quả tương đương với sử dụng Heparine hay không vẫn còn có những ý kiến tranh luận trên thực tế lâm sàng.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2920
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Luận văn VŨ XUÂN THẮNG.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
2.91 MBMicrosoft Word XML
Luận văn VŨ XUÂN THẮNG.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.56 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.