Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2436
Nhan đề: “Lâm sàng, cận lâm sàng và tiến triển của bệnh Schönlein - Henoch thể bụng ở trẻ em”
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy
Từ khoá: Schönlein- Henoch, đau bụng, triệu chứng tiêu hóa, trẻ em
Năm xuất bản: 11/2021
Tóm tắt: Henoch-Schönlein pupura (HSP) hay còn gọi là bệnh viêm mạch IgA là bệnh lý viêm mạch hệ thống không rõ căn nguyên có tổn thương các mạch nhỏ do lắng đọng phức hợp miễn dịch IgA, biểu hiện chủ yếu trên da, ruột, thận, khớp. Triệu chứng tiêu hóa gặp phổ biến, các triệu chứng từ nhẹ đến biến chứng nặng. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh nhập viện. Bệnh nhìn chung có tiên lượng tốt, tuy nhiên một số trường hợp tiến triển nặng như xuất huyết tiêu hóa hoặc viêm thận Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá tiến triển bệnh HSP thể bụng. Đối tượng: 134 trẻ được chẩn đoán HSP thể bụng lần đầu, điều trị nội trú tại viện Nhi trung ương từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021. Phương pháp: mô tả và tiến cứu một loạt ca bệnh Kết quả: có 134 trẻ đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HSP thể bụng. Tuổi trung vị là 7 tuổi, chủ yếu gặp ở lứa tuổi 5-10 tuổi (70,9%). Tỷ lệ nam/nữ là 1,27/1. Bệnh khởi phát nhiều nhất vào mùa đông (35,8%). Biểu hiện đau bụng gặp ở 100% trường hợp, gặp nhiều nhất là đau quặn bụng (44%), vùng quanh rốn (75,4%), nôn gặp 61,9%. Triệu chứng tiêu hóa xuất hiện trước phát ban gặp ở 35,8% các trường hợp. Siêu âm ổ bụng gặp nhiều nhất hình ảnh dày thành các quai ruột( 31,7%), tiếp đến là dịch tự do ổ bụng, dịch trong (22,2%), ngoài ra còn thấy quai ruột giãn chứa dịch(19%), viêm hạch mạc treo, lồng ruột. 20 bệnh nhân được nội soi dạ dày, trong đó 19 bệnh nhân có tổn thương phù nề, xung huyết niêm mạc dạ dày, khoảng 1/2 trong số đó có dương tính với vi khuẩn Helicobacter pylori. Các biến chứng bao gồm: xuất huyết tiêu hóa (44%), có 4 bệnh nhân lồng ruột, 1 bệnh nhân viêm tụy cấp, 4 trường hợp phẫu thuật viêm ruột thừa trước khi được chẩn đoán HSP. Nhìn chung các tổn thương trong HSP đều có tiến triển tốt, tự khỏi trong vòng 1vài tuần đến 1 tháng. Tổn thương thận ở nhóm HSP thể bụng đơn thuần xuất hiện sau nhập viện 1 tuần đến 1 tháng, sau đó tỷ lệ này giảm dần ở tháng thứ 3. Không có bệnh nhân nào suy thận. Tái phát xảy ra ở 28,4% bệnh nhân
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2436
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
LV Nguyễn Thị Hồng Hạnh CH Nhi 28.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
650.06 kBMicrosoft Word XML
LV Nguyễn Thị Hồng Hạnh CH Nhi 28.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.21 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.