Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2361
Nhan đề: BÀO CHẾ VÀ XÁC ĐỊNH ĐỘC TÍNH CẤP, BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN NÉN “KIỆN NÃO ĐAN”
Tác giả: TRỊNH THỊ THÚY, HỒNG
Người hướng dẫn: LÊ THÀNH, XUÂN
Từ khoá: Y học cổ truyền
Năm xuất bản: 2021
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Thiếu máu não mạn tính (TMNMT) là một bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Cách đây hàng chục năm, Phạm Khuê là người đã có những bài viết đầu tiên về TMNMT.1,2 Xã hội càng hiện đại thì TMNMT là cái tên được nhắc đến ngày càng nhiều vì tỉ lệ người mắc bệnh không ngừng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Theo báo cáo dịch tễ học tại Trung Quốc năm 2016, TMNMT xảy ra ở 2/3 số người trên 65 tuổi. Tỉ lệ này ở người có độ tuổi từ 50 đến 65 là 50% và độ tuổi từ 45 đến 50 là 25%.3 TMNMT được mô tả là tình trạng giảm lượng máu lên não dưới mức cần thiết về mặt sinh lý trong thời gian dài, gây ra các rối loạn chức năng não với các triệu chứng điển hình như đau đầu, chóng mặt, suy giảm nhận thức và bất thường về cảm xúc. Nguy hiểm hơn là TMNMT nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn tới thiếu máu não cấp tính tạm thời, có thể tiến triển thành tai biến mạch máu não kiểu nhồi máu não, khi đó việc điều trị trở nên khó khăn phức tạp và tỷ lệ tàn phế cao.2,4 Yêu cầu điều trị TMNMT sớm đã trở nên cấp thiết, không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh mà còn giảm gánh nặng cho y tế xã hội. Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị TMNMT chủ yếu là tăng cường tuần hoàn não và chuyển hóa kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, duy trì lối sống lành mạnh.3,5 Còn Y học cổ truyền (YHCT) sử dụng các bài thuốc cổ phương điều trị chứng bệnh này cũng đem lại hiệu quả khá tốt.6–8 Tuy nhiên, sử dụng dưới dạng bào chế ban đầu là thuốc thang thì chưa thuận tiện lắm cho bệnh nhân vì nhiều vị thuốc có mùi vị không dễ uống, gặp khó khăn trong việc sử dụng và bảo quản thuốc. Để hiện đại hóa chế phẩm thuốc YHCT, đáp ứng nhu cầu tiện dụng cho người bệnh, chúng tôi nghiên cứu viên nén “Kiện não đan” có nguồn gốc từ bài “ Huyết phủ trục ứ thang” (Y lâm cải thác) - một bài thuốc lâu nay đã được sử dụng dưới dạng thuốc thang cho bệnh nhân TMNMT tại khoa YHCT bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho kết quả tốt. Nay được gia thêm Đan sâm, Hòe hoa, Ngân hạnh diệp, đều là những vị có tác dụng rất tốt cho tuần hoàn não,9–11 để tăng thêm tác dụng điều trị. Để có cơ sở tiến tới đánh giá tác dụng của “Kiện não đan” đưa vào sử dụng trên lâm sàng, trước tiên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Bào chế và xác định độc tính cấp, bán trường diễn của viên nén “Kiện não đan” với hai mục tiêu sau: 1. Bào chế viên nén “Kiện não đan” theo quy trình. 2. Xác định độc tính cấp, bán trường diễn của viên nén “Kiện não đan”.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2361
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1054.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.7 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.