Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2351
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA TRỊ PHÁC ĐỒ CÓ PEMETREXED TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IIIB-IV
Authors: Nam, Lê Viết
Advisor: Phương, Phạm Cẩm
Keywords: Ung thư phổi không tế bào nhỏ, pemetrexed
Issue Date: 18/11/2021
Abstract: 1. Đặt vấn đề: Ung thư phổi (UTP) là loại ung thư phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư thường gặp nhất. Đa số chẩn đoán ở giai đoạn muộn, hóa chất vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt ở những BN không biết hoặc không có đột biến dẫn đường (EGFR, ALK, ROS 1…) và PD-L1 âm tính. Mục tiêu nghiên cứu: - Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV tại Bệnh viện Bạch Mai. - Đánh giá kết quả hóa trị phác đồ có pemetrexed ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 63 bệnh nhân chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến của phổi giai đoạn IIIB-IV được điều trị hóa chất phác đồ pemetrexed - platinum tại Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2021. 2.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu - Chẩn đoán là UTPKTBN giai đoạn IIIB-IV (Theo phân loại của AJCC năm 2017). - Có kết quả mô bệnh học là ung thư phổi loại biểu mô tuyến - Di căn não không triệu chứng - Đột biến gen EGFR, ALK, ROS 1, BRAF âm tính hoặc không biết - Chỉ số toàn trạng PS ≤ 2 (PS: Performance Status – chỉ số toàn trạng) - Không mắc bệnh ung thư khác - Có các tổn thương đích để có thể đánh giá đáp ứng theo tiêu chuẩn RECIST 1.1 - Chức năng tủy xương, gan, thận trong giới hạn bình thường - Không mắc các bệnh cấp tính, mạn tính trầm trọng trong thời gian gần - Điều trị tối thiểu 3 đợt hóa chất pemetrexed - platinum - Chấp nhận tham gia nghiên cứu. 2.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vảy - Dị ứng với các thuốc điều trị: pemetrexed, carboplatin, cisplatin - Bệnh nhân mắc các bệnh lý cấp tính trầm trọng đe dọa tính mạng hoặc mắc ung thư khác - Không có đủ thông tin theo dõi sau điều trị. 2.3. Các bước tiến hành Bước 1: Khám lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán xác định UTPKTBN loại biểu mô tuyến giai đoạn IIIB-IV, lựa chọn bệnh nhân vào đối tượng nghiên cứu. Ghi nhận các đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng. Các đặc điểm bao gồm: - Tuổi, giới - Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào. - Lí do vào viện - Thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện - Các triệu chứng lâm sàng - Chỉ số toàn trạng theo ECOG. - Đặc điểm về khối u nguyên phát, hạch vùng: Đánh giá tổn thương dựa lâm sàng, chụp CT lồng ngực có thuốc cản quang, PET/CT - Đặc điểm di căn: Dựa vào lâm sàng, siêu âm ổ bụng, CT ổ bụng, MRI sọ não, xạ hình xương, PET/CT - Các chất chỉ điểm khối u: CEA, Cyfra 21-1 trong huyết thanh. Bước 2: Tiến hành điều trị hóa chất phác đồ pemetrexed – cisplatin hoặc pemetrexed – carboplatin Bước 3: Đánh giá kết quả điều trị  Đáp ứng cơ năng: đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO  Đáp ứng thực thể: đánh giá theo tiêu chuẩn RECIST 1.1  Đánh giá thời gian sống thêm: Sống thêm toàn bộ, sống thêm không tiến triển  Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phác đồ: Dựa vào phân độ độc tính theo tiêu chuẩn CTCAE 5.0 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng - Tuổi và giới Nhóm tuổi n Tỷ lệ (%) <50 tuổi 7 11,1 50 – 60 tuổi 22 34,9 60 – 70 tuổi 27 42,9 >70 tuổi 7 11,1 Tuổi trung bình: 61,5 ±7,2; Lớn nhất: 74; Nhỏ nhất: 47 Tổng 63 100 Tỷ lệ nam/nữ: 1,75/1 - Chỉ số toàn trạng: Đa số bệnh nhân có chỉ số toàn trạng bệnh nhân trong nghiên cứu tốt với điểm ECOG ≥1 chiếm 85,7%. - Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau ngực (chiếm 46%), ho khan (42,9%), gầy sút cân (30,2%). Triệu chứng ít gặp là ho máu (7,9%), khó thở (17,5%) - Vị trí di căn: Vị trí di căn Số bệnh nhân Tần suất (%) Di căn phổi đối bên 20 31,7 Màng phổi 16 25,4 Màng ngoài tim 4 6,3 Xương 21 33,3 Não 8 12,7 Thượng thận 4 6,3 Gan 7 11,1 Vị trí khác (phần mềm, hạch ổ bụng) 6 9,5 - Giai đoạn bệnh: - Xét nghiệm chất chỉ điểm u Chỉ điểm khối u Tăng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) CEA (ng/ml) (n=63) ≤ 5,0 ng/ml 21 33,3 >5,0 ng/ml 42 66,7 Trung vị: 8,83 Lớn nhất: 1000 Cyfra 21-1 (ng/ml) (n=61) ≤ 3ng/ml 18 29,5 >3 ng/ml 43 70,5 Trung vị: 4,18 Lớn nhất: 18,21 3.2. Kết quả điều trị - Đáp ứng cơ năng: - Đáp ứng thực thể: Đáp ứng thực thể Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Đáp ứng hoàn toàn 1 1,6 Đáp ứng một phần 24 38,1 Bệnh ổn định 25 39,7 Bệnh tiến triển 13 20,6 Tống số 63 100 - Thời gian sống thêm không bệnh tiến triển: trung vị 8,2 tháng, tỷ lệ sống không bệnh tiến triển sau 6 tháng là: 77,8%; sau 12 tháng là: 17,7% - Thời gian sống thêm toàn bộ: Trung vị 16,0 tháng; (CI 95%: 14,2 – 17,8). Tỷ lệ sống còn sau 12 tháng là 68,8%; sau 24 tháng là 12,4% - Độc tính trên hệ huyết học thường gặp là giảm huyết sắc tố (44,4%), trong đó có 11,1% giảm huyết sắc tố độ 2. Có 10 bệnh nhân giảm bạch cầu hạt, trong đó có 1 bệnh giảm bạch cầu hạt độ 3 và 1 bệnh nhân giảm bạch cầu độ 4 4. Kết luận 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng - Tuổi trung bình: 61,5 ±7,2; Lớn nhất: 74; Nhỏ nhất: 47; Tỷ lệ nam/nữ: 1,75/1 - Lí do vào viện: 23,8% đau ngực, 23,8% ho khan, 14,3% khó thở. - Chỉ số toàn trạng: ECOG 0: 36,5%, ECOG 1: 49,2%, ECOG 2: 14,3% - Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau ngực (chiếm 46%), ho khan (42,9%), gầy sút cân (30,2%), khó thở (17,5%) - Vị trí di căn thường gặp nhất là phổi đối bên, xương, màng phổi với tỷ lệ tương ứng là: 31,7%, 33,3%, 25,4% - 66,7% bệnh nhân tăng CEA; 70,5% tăng Cyfra 21-1. 4.2. Kết quả điều trị - Đáp ứng cơ năng: 76,3% có đáp ứng, trong đó có 16,9% đáp ứng hoàn toàn - Đáp ứng thực thể: Tỷ lệ đáp ứng một phần là 38,1%; bệnh ổn định 39,1%; bệnh tiến triển 20,6%; 1 bệnh nhân đạt đáp ứng hoàn toàn - Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển là 8,2 tháng. Tỷ lệ sống không bệnh tiến triển sau 6 tháng là: 77,8%; sau 12 tháng là: 17,7% - Trung vị thời gian sống thêm toàn bộ là 16,0 tháng. Tỷ lệ sống còn sau 12 tháng là 68,8%; sau 24 tháng là 12,4% - Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm: tình trạng toàn thân, đáp ứng thực thể. Các yếu tố như tuổi, giới, phác đồ điều trị không ảnh hưởng đến thời gian sống thêm. - Độc tính thường gặp là giảm huyết sắc tố (44,4%), 15,9% bệnh nhân giảm bạch cầu hạt, 27% tăng SGOT, 12,7% tăng SGPT, 4,8% tăng creatinin
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2351
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
le viet nam. ck2. ung thư.pdf
  Restricted Access
1.8 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read
le viet nam. ck2. ung thư.doc
  Restricted Access
3.88 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.