Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2304
Nhan đề: VAI TRÒ CỦA CHỈ SỐ CORNELLVÀ SOKOLOW – LYON TRÊN ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG CHẨN ĐOÁN PHÌ ĐẠI THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TIÊN PHÁT
Tác giả: TẠ HOÀNG, HUYỆN
Người hướng dẫn: Phạm Như, Hùng
Phan Đình, Phong
Từ khoá: Tim mạch
Năm xuất bản: 2021
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý tim mạch thường gặp, ước tính có khoảng 1,13 tỷ người mắc bệnh (2015) chiếm tỷ lệ khoảng 30-40%1 số người trưởng thành. Khoảng 90-95% các trường hợp là tăng huyết áp nguyên phát2. Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng lên các cơ quan đích: tim, não, mắt, thận và động mạch ngoại biên3…Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc THA là khá cao trong dân số trưởng thành và đáng chú ý là tỉ lệ này liên tục gia tăng qua các điều tra: năm 1992 là 11,7 %, năm 2002 là 18,69%, năm 2012 là 25,1% và năm 2015 tỷ lệ mắc tiền THA lên tới 41,8%4. Phì đại thất trái (PĐTT) là một trong những tổn thương cơ quan đích quan trọng và rất thường gặp của THA. Nó là hậu quả của quá tải áp lực tống máu thất trái do tăng sức cản ngoại biên. Các nghiên cứu cho thấy, phì đại thất trái làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim 3 lần, đột quỵ 6 lần, đột tử gấp 4-5 lần so với người không có phì đại thất trái5,29. Phì đại thất trái do tăng huyết áp nếu không được điều trị tích cực sẽ tiếp tục tiến triển thành các mức độ rối loạn chức năng tim nặng hơn và cuối cùng là suy tim và tử vong. Phát hiện sớm phì đại thất trái có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và tiên lượng. Có nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá phì đại thất trái: (điện tâm đồ) ĐTĐ, siêu âm tim9, CHT (cộng hưởng từ) tim, mổ tử thi chẩn đoán hồi cứu7…Trong đó điện tâm đồ và siêu âm tim được ứng dụng phổ hơn cả và ở tất cả các tuyến y tế. Trong tiếp cận một bệnh nhân THA, điện tâm đồ luôn là xét nghiệm đầu tiên và có những giá trị nhất định trong chẩn đoán phì đại thất trái8. Hiện nay, có khá nhiều tiêu chuẩn ĐTĐ khác nhau về PĐTT10, điều này gây ra sự thiếu đồng thuận và nhất quán trong ứng dụng thực hành cũng như nghiên cứu khoa học. Trong số đó, tiêu chuẩn Sokolow-Lyon, Cornell, tiêu chuẩn Norman…thường được sử dụng nhưng các tiêu chuẩn này cho độ đặc hiệu và độ nhạy khác nhau11. Gần đây tác giả KrisTopher năm 2019 cho thấy các tiêu chuẩn điện tâm đồ bề mặt cho độ nhạy thấp khi chẩn đoán PĐTT do đó đề nghị sử dụng tiêu chuẩn Cornell tích hợp (Cor P) và Sokolow Lyon tích hợp (Sok P) để gia tăng giá trị chẩn đoán trong tầm soát phì đại thất trái ở bệnh nhân THA tiên phát13. Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn điện tâm đồ trong chẩn đoán phì đại thất trái đã được ứng dụng từ khá lâu đặc biệt là tiêu chuẩn Cornell và Sokolow Lyon nhưng qua nhiều nghiên cứu trong nước cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau, đặc biệt khi đối chiếu với siêu âm tim thì chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Vai trò của chỉ số Cornell và Sokolow-Lyon trên điện tâm đồ trong chẩn đoán phì đại thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp tiên phát ” với hai mục tiêu như sau: 1. Khảo sát giá trị chẩn đoán phì đại thất trái của chỉ số Cornell, Sokolow-Lyon, Cornell tích hợp và Sokolow Lyon tích hợp trên điện tâm đồ có đối chiếu với chỉ số khối cơ thất trái trên siêu âm tim. 2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá trị chẩn đoán của các chỉ số điện tâm đồ được nghiên cứu.  
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2304
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1013.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.99 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.