Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2260
Title: TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN E NĂM 2019 - 2020
Authors: LÊ THỊ QUỲNH, TRANG
Advisor: HÀ KIM, TRUNG
TRỊNH BẢO, NGỌC
Keywords: Dinh Dưỡng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Từ thời Y học sơ khai Hypocrat đã nói: “Thức ăn cho người bệnh phải là phương tiện điều trị và các phương tiện điều trị của chúng ta phải là các chất dinh dưỡng” [1]. Thật vậy, dinh dưỡng là nhu cầu không thể thiếu của con người nhằm duy trì sự sống và phát triển. Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến sức khỏe là tình trạng dinh dưỡng, khi cơ thể thiếu hoặc thừa dinh dưỡng là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc vấn đề về dinh dưỡng. Hiện nay, tình trạng suy dinh dưỡng đang rất phổ biến đối với bệnh nhân nằm viện nói chung và với bệnh nhân sau phẫu thuật nói riêng. Suy dinh dưỡng được Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng và chuyển hóa châu Âu (ESPEN) định nghĩa là “Một tình trạng là hậu quả của thiếu dinh dưỡng hoặc tăng nhu cầu dinh dưỡng dẫn đến thay đổi thành phần cơ thể (giảm khối không mỡ - Fat Free Mass) và khối tế bào cơ thể gây ra sự suy giảm về thể chất, tinh thần và suy giảm kết cục lâm sàng của bệnh” [2]. Theo ESPEN (2006) thì tỷ lệ suy dinh dưỡng chiếm 20 - 60% bệnh nhân nằm viện và có đến 30 - 90% bị sụt cân trong thời gian điều trị [3]. Năm 2017, kết quả nghiên cứu từ các cơ sở y tế tại Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan cho thấy suy dinh dưỡng hoặc nguy cơ suy dinh dưỡng được tìm thấy ở 50% bệnh nhân nhập viện [4]. Một nghiên cứu cắt ngang đa trung tâm tại Hàn Quốc năm 2014 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng trong các bệnh nhân nhập viện là 22,0% [5]. Tại TPHCM, suy dinh dưỡng bệnh viện cũng chiếm tỷ lệ khá cao (35 - 40% tùy theo bệnh viện) [6]. Đối với các bệnh nhân phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật đường tiêu hóa dinh dưỡng càng đóng vai trò quan trọng. Tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh phẫu thuật là yếu tố nguy cơ làm tăng các biến chứng như: nhiễm trùng vết mổ, chậm liền vết mổ, nhiễm khuẩn, suy hô hấp, thậm chí tử vong [7],[8]. Theo nghiên cứu trên bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa của A K Garth (2010) cho thấy, 32% bệnh nhân được phân loại suy dinh dưỡng nhẹ-vừa (SGA-B) và 16% suy dinh dưỡng nặng (SGA-C) khi nhập viện [9]. Tại bệnh viện Bạch Mai, theo nghiên cứu của Lương Đức Dũng (2013) cho thấy: tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa vơi BMI < 18,5 là 48,1% cao hơn so với phẫu thuật ngoài đường tiêu hóa là 15% [10]. Khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện E là đơn vị được đồng nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao về việc làm chủ các kĩ thuật mới như phẫu thuật nội soi ổ bụng, lồng ngực; các phẫu thuật thực quản, gan mật, dạ dày, đại tràng …. Với mong muốn khảo sát được tình hình dinh dưỡng của đối tượng và xác định được một số yếu tố liên quan, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị với bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị bệnh nhân phẫu thuật đặc biệt là bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa và hạn chế các biến chứng liên quan đến dinh dưỡng như nhiễm trùng, viêm phổi, suy hô hấp, tăng thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị. Nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa tại khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện E năm 2019-2020” được tiến hành với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa tại khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện E năm 2019 - 2020. 2. Mô tả thực trạng nuôi dưỡng trước và sau phẫu thuật 7 ngày của bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa tại khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện E năm 2019 - 2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2260
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1059.pdf
  Restricted Access
1.74 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.