Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1764
Nhan đề: Thực trạng và hiệu quả can thiệp dịch vụ chăm sóc sơ sinh tại cơ sở y tế một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hoá
Tác giả: Lương Ngọc, Trương
Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Văn, Toàn
Từ khoá: 62720301;Y tế công cộng
Năm xuất bản: 2018
Tóm tắt: THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI . CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ. Tên đề tài: “Thực trạng và hiệu quả can thiệp dịch vụ chăm sóc sơ sinh tại cơ sở y tế một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hoá”.. Mã số: 62720301; Chuyên ngành: Y tế công cộng. Nghiên cứu sinh: Lương Ngọc Trương. Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Ngô Văn Toàn. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà Nội. Những kết luận mới của luận án:. Thực trạng cung cấp dịch vụ CSSS tại trạm y tế xã (TYTX) còn hạn chế, có 7/19 nội dung CSSS không được cung cấp tại TYTX. Tỷ lệ TYTX có góc sơ sinh còn thấp (41,2%). Tỷ lệ cán bộ y tế (CBYT) xã hiểu biết tất cả các nội dung chăm sóc ngay sau sinh thấp (31,3%). Tỷ lệ CBYT xã thực hành được đủ các nội dung CSSS sau sinh chiếm 10,7%. Tại bệnh viện huyện (BVH), có 10/26 nội dung CSSS không được cung cấp. Kiến thức của CBYT huyện về CSSS còn hạn chế, tỷ lệ CBYT huyện hiểu biết tất cả các dấu hiệu nguy hiểm chiếm 57,7% và thực hành được tất cả nội dung CSSS sau đẻ là rất thấp, (21,6%). Cả 4 BV huyện đều không có đơn nguyên sơ sinh. Các dụng cụ và trang thiết bị y tế tại các khoa nhi thiếu khá nhiều theo hướng dẫn quốc gia.. Hiệu quả cung cấp dịch vụ tại trạm y tế xã đã được cải thiện nhiều sau can thiệp. Sau can thiệp, tất cả 54 trạm y tế xã đã có góc sơ sinh với đầy đủ các trang thiết bị. Kiến thức của CBYT xã chung về các dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh ở mức đạt tăng từ 52,1- 55,01% trong nhóm can thiệp. Tỷ lệ CBYT xã thực hành được tất cả nội dung CSSS tăng từ 11,8-17,2% trong nhóm can thiệp. Sau can thiệp, đã xây dựng được 2 đơn nguyên sơ sinh sơ sinh với đầy đủ các trang thiết bị cho CSSS. Nhiều dịch vụ CSSS đã được cung cấp sau can thiệp. Sau can thiệp, kiến thức về CSSS của cán bộ y tế BV huyện được cải thiện rõ rệt, kiến thức chung về các dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh ở mức đạt tăng từ 5,6% lên 25,9% trong nhóm can thiệp.. Mô hình can thiệp đã nâng cao được hiệu quả can thiệp về CSSS cho trạm y tế xã và bệnh viện huyện, giảm được tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, tiết kiệm được kinh phí và mang lại lợi ích cho bệnh nhi và gia đình. Đồng thời, nghiên cứu cũng cung cấp được các bằng chứng khoa học cho công tác lập chính sách y tế và kế hoạch can thiệp cho các địa phương khác.. NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGS.TS. Ngô Văn Toàn NGHIÊN CỨU SINH Lương Ngọc Trương
INFORMATION ON NEW FINDINGS OF THE PHD THESIS. Title: “Situation and effectiveness of newborn care intervention at health services in some districts, Thanh Hoa province”.. Code: 62720301; Specialty: Public Health. PhD student: Luong Ngoc Truong. Supervisor: Associate Professor Ngo Van Toan, PhD, MD. University: Hanoi Medical University. New findings:. The provision of newborn care services at commune health station (CHS) was limited, 7/19 newborn care services were not provided. There was 41.2% of CHS having newborn care corners. Percentage of commune health staff knowing all newborn care services after birth was low (31.3%). The proportion of commune health staff practicing all newborn care activities was limited (10.7%.) Ay the district hospitals (DH), 10/26 newborn care services were not provided. The newborn care knowledge of district health staff was also limited. The proportion of district health staff knowing all danger signs was 57.7% and practice all newborn care services was also limited (21.6%). There was no newborn care unit among four district surveyed hospitals. The medical equipments and machines for newborn care were not enough as recommended by national guidance of newborn care.. The provision of newborn care services are improved significantly after intervention. All 54 CHSs have newborn care corners after intervention. The proportion of newborn care knowledge of commune health staff increased from 52.1% to 55.0% in the intervention group. The proportion of commune health staff practicing all newborn care services increased from 11.8% to 17.2% in intervention group. There are two newborn care units established in intervention district hospital. More newborn care services are provided after intervention. The newborn care knowledge of district health staff increased significantly. The proportion of district health staff having knowledge of danger signs after birth increased from 5.6% to 25.9% in intervention group.. The newborn care intervention model in our study is effectively in terms of improving quality of newborn care services both for CHSs and DHs as well as reducing number of patient referred to upper hospitals. Newborn children have benefits of the model through saving money for diagnosis and treatment. Our study provides the evidence of intervention effects for the policy makers and planners in planning of intervention for other provinces SUPERVISOR Associate Professor Ngo Van Toan, PhD, MD PhD STUDENT Luong Ngoc Truong .
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1764
Bộ sưu tập: Luận án (nghiên cứu sinh)

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
313_LUONGNGOCTRUONG-LA.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.23 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn
313_LuogNgocTruong-tt.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.4 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.