Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1624
Nhan đề: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ DỊCH VỤ ĂN UỐNG THUỘC BỐN QUẬN NỘI THÀNH HÀ NỘI NĂM 2018
Tác giả: NGUYỄN NGỌC, SƠN
Người hướng dẫn: TRỊNH BẢO, NGỌC
Từ khoá: Dinh Dưỡng
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: An toàn thực phẩm (ATTP) có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Bảo đảm ATTP sẽ nâng cao sức khoẻ người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, là nền tảng cho xóa đói giảm nghèo và mở rộng quan hệ quốc tế [1]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người bị tiêu chảy; 3,2 triệu trẻ em chết do các bệnh tiêu chảy và hàng triệu trẻ em khác bị tiêu chảy nhiều lần, trong đó 70% nguyên nhân do sử dụng thực phẩm không an toàn. Hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh hưởng bởi bệnh do thực phẩm gây ra và vấn đề này ngày càng trầm trọng đối với các nước đang phát triển [2]. Ngày nay, con người bận rộn với công việc, thời gian dành cho nấu nướng, bếp núc ngày càng giảm, ưu tiên và chú ý nhiều hơn đến các dịch vụ ăn uống (DVĂU) để thuận tiện hơn cho cuộc sống hàng ngày. Đây là yếu tố chính khiến các cơ sở DVĂU ngày càng phát triển nhanh và đa dạng. Đi cùng với mặt tích cực về đáp ứng nhu cầu cho con người, vấn đề ngộ độc thực phẩm (NĐTP) đang ngày càng gia tăng, tạo ra những mối nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Theo kết quả báo cáo của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho thấy, giai đoạn từ 01/2010 – 12/2014 cả nước xảy ra 847 vụ NĐTP [3]. Giai đoạn 2011 – 2016, toàn quốc đã ghi nhận 1.007 vụ với 30395 người mắc và 164 người tử vong [4]. Tính đến 10/2018, cả nước đã xảy ra 91 vụ NĐTP khiến 2.010 người ngộ độc, trong đó có 15 trường tử vong do ngộ độc rượu, nấm độc,…[5]. Năm 2016, trong số các vụ NĐTP được ghi nhận trên toàn quốc thì 3,2 - 5,7% tổng số vụ là do TĂĐP, nhiều nơi xảy ra đến 2-3 vụ NĐTP trên cùng một địa bàn [6]. Thành phố Hà Nội là trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, vì vậy thu hút dân cư từ các vùng lân cận đến sinh sống và làm việc dẫn đến dân số tại Hà Nội ngày càng gia tăng. Đồng thời Hà Nội là nơi đến của bạn bè Năm Châu, theo Sở Du lịch Hà Nội, tổng số du khách đến Hà Nội năm 2018 ước đạt 26,04 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 5,74 triệu lượt [7]. Vì vậy kinh doanh DVĂU ngày càng nở rộ. Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, hiện toàn thành phố có trên 5.200 cơ sở TĂĐP, trên 26.600 cơ sở kinh doanh DVĂU, qua kiểm tra, giám sát chỉ có hơn 80% cơ sở DVĂU, TĂĐP đạt điều kiện về cơ sở vật chất và đảm bảo các tiêu chí ATTP, khoảng gần 20% số cơ sở chưa đạt [6]. Chính vì vậy vấn đề chăm sóc y tế nói chung và đảm bảo ATTP nói riêng cho Hà Nội đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Để làm rõ hơn vấn đề này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm và kiến thức, thực hành của người chế biến tại một số cơ sở dịch vụ ăn uống thuộc bốn Quận nội thành Hà Nội năm 2018” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm tại một số cơ sở dịch vụ ăn uống thuộc bốn quận nội thành thành phố Hà Nội năm 2018 2. Mô tả kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại một số cơ sở dịch vụ ăn uống thuộc bốn quận nội thành Thành phố Hà Nội năm 2018 và một số yếu tố liên quan.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1624
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS1053.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.37 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.