Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1618
Nhan đề: SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI ĐƯA TRẺ ĐẾN TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN NAM TỪ LIÊM NĂM 2019
Tác giả: CAO HỒNG, CHÂM
Người hướng dẫn: Phạm Bích, Diệp
Từ khoá: Y tế cộng cộng
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Hiệu quả của công tác tiêm chủng đã được nghiên cứu và xác minh rộng rãi trên toàn thế giới [1],[2],[3]. Có thể nói, tiêm chủng được xem là một trong những can thiệp y tế cộng đồng quan trọng nhất, đồng thời là một chiến lược y tế hiệu quả, giúp giảm cả tỷ lệ bệnh tật và tử vong do các bệnh truyền nhiễm [4]. Nhờ có vắc xin, ước tính trên thế giới có hơn ba triệu người được cứu sống mỗi năm. Tại Việt Nam, hơn 11 nghìn xã phường, 704 huyện, 63 tỉnh thành cả nước được tiêm chủng; Hơn 1,6 triệu trẻ em, gần 1,7 triệu phụ nữ có thai được bảo vệ hàng năm với khoảng 50 triệu mũi tiêm để phòng 12 bệnh nguy hiểm phổ biến nhất liên quan đến sự sống còn của trẻ em; Đã quét sạch và thanh toán hoàn toàn bệnh đậu mùa từ năm 1979; đã quét sạch và thanh toán hoàn toàn bệnh bại liệt từ năm 2000; Loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005 [5]. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 5-10% trẻ em dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ như vậy là còn khoảng 170.000 trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phòng bệnh [6]. Một trong những lý do khiến tình trạng trên xảy ra là do tâm lý “e ngại, từ chối tiêm chủng”[7], phong trào “Anti vắc xin” [8], đưa người nhà ra nước ngoài tiêm chủng. Niềm tin của người dân với các cơ sở tiêm chủng giảm ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêm chủng quốc gia, dẫn đến xảy ra một số dịch bệnh như: dịch sởi toàn quốc năm 2014 [9], dịch bạch hầu tại Quảng Nam năm 2017 [10], kết quả này cho thấy sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ tiêm chủng là một yếu tố quan trọng quyết định đến địa điểm đưa trẻ đi tiêm chủng. Đối tượng tiêm chủng là đối tượng đặc biệt nhưng hiện nay với ngành y tế nước ta vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, riêng biệt. Những nghiên cứu về sự hài lòng của đối tượng đặc biệt này [11],[12],[13],[14]... vẫn dựa trên hướng dẫn đánh giá khách hàng của bệnh viện theo hướng dẫn đánh giá sự hài lòng cho bệnh nhân nội trú, ngoại trú trong bệnh viện để tìm hiểu và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế của Bộ Y tế [15] và cũng mới chỉ tập trung tại các phòng tiêm chủng của bệnh viện, trung tâm cấp thành phố, trung ương. Một số thẩm vấn khách hàng cho thấy lý do khiến họ lo ngại chưa thực sự mặn mà với dịch vụ tiêm chủng tại các tuyến quận, huyện do nguyên nhân như “sợ”, chưa an tâm về chất lượng bảo quản vắc xin, chất lượng dịch vụ... Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm được thành lập từ năm 2014 đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu chính thức nào tìm hiểu sự hài lòng đối với tiêm chủng dịch vụ tại phòng tiêm chủng. Để nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng đến tiêm chủng tại đây tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Sự hài lòng của người đưa trẻ đến tiêm chủng dịch vụ tại phòng tiêm chủng Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm năm 2019” với mục tiêu: 1. Mô tả sự hài lòng về dịch vụ tiêm chủng của người đưa trẻ đến tiêm chủng tại phòng tiêm chủng của Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm năm 2019. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng về dịch vụ tiêm chủng của người đưa trẻ đến tiêm chủng tại phòng tiêm chủng của Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm năm 2019.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1618
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS1044.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.78 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.