Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1574
Nhan đề: THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2018
Tác giả: NGUYỄN THỊ, CHUNG
Người hướng dẫn: Chu Văn, Thăng
Từ khoá: Y học dự phòng
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Tổ chức Y tế thế giới đã xem tai nạn thương tích là “Gánh nặng bệnh tật toàn cầu” vì hàng năm, trên thế giới có khoảng 5 triệu người chết và hàng chục triệu người bị tàn phế suốt đời do tai nạn thương tích. Tổ chức Y tế thế giới ước tính khu vực Tây Thái Bình Dương đang phải chịu gánh nặng về tai nạn thương tích gây tử vong từ các nguyên nhân như tai nạn giao thông đường bộ (24%) đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong độ tuổi 15-29, tự tử (16%), đuối nước (7%), bỏng (5%), ngoài ra còn từ các nguyên nhân khác như ngộ độc, ngã…[1][2][3]; Tai nạn thương tích là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và đứng hàng thứ 3 trong số 19 nhóm bệnh theo phân loại bệnh tật của Tổ chức Y tế thế giới, trong đó đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm 01-19 tuổi [4][5]. Vì vậy, đây là vấn đề sức khoẻ cộng đồng, là gánh nặng đối với sức khỏe xã hội nói chung và cá nhân nói riêng, nhất là đối với lứa tuổi trẻ. Ở Việt Nam, tai nạn thương tích là 5 trong số 20 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và ước tính gây ra 12,8% trong tổng số ca tử vong năm 2010, gấp đôi số ca tử vong do bệnh truyền nhiễm (5,6%). Kết quả Khảo sát quốc gia về tai nạn thương tích của Việt Nam cho thấy có hơn 35.000 trường hợp tử vong do tai nạn thương tích ở Việt Nam trong năm 2010. Thương tích giao thông đường bộ, ngã và đuối nước là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu [6]. Mỗi năm, chi phí khắc phục hậu quả do tai nạn thương tích ở Việt Nam khoảng 30.000 tỷ đồng [7]. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật; trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước nên các hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung và hoạt động phòng chống tai nạn thương tích nói riêng được đặc biệt quan tâm. Từ năm 2006, Hà Nội đã tập trung vào các hoạt động truyền thông, nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn thương tích tại gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội; xây dựng gia đình, trường học, cộng đồng an toàn... tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa cao, đến nay tình hình tai nạn thương tích tại Hà Nội vẫn luôn diễn biến phức tạp. Cụ thể, theo báo cáo kết quả hoạt động tai nạn thương tích trên địa bàn Hà Nội giai đoạn năm 2011 - 2016, mỗi năm Hà Nội có khoảng 92.000 trường hợp mắc tai nạn thương tích và khoảng 700 trường hợp tử vong, trong đó phổ biến vẫn là do tai nan giao thông, ngã, đuối nước; Tập trung trong nhóm tuổi lao động từ 20 - 60 tuổi [8]. Đến năm 2017 tình hình tai nạn thương tích trên địa bàn thành phố vẫn chưa được cải thiện với 90.471 trường hợp mắc, tử vong 693 trường hợp [9]. Tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, các nghiên cứu vẫn chủ yếu tập trung vào thực trạng tai nạn thương tích tại các địa phương nên chỉ đưa ra được các khuyến cáo về cải thiện môi trường hay tăng cường thực thi pháp luật về an toàn. Trong khi chưa tìm ra được các đáp án nhằm thay đối kiến thức, thái độ, thực hành của chính vật chủ. Nếu người dân trong cộng đồng được cung cấp kiến thức, có thái độ tích cực trước các vấn đề không an toàn và thực hành hành vi an toàn thì việc phòng ngừa tai nạn thương tích mới thật sự có hiệu quả. Muốn có các can thiệp hiệu quả ngoài việc tìm hiểu về thực trạng, cải thiện môi trường thì chúng ta cũng cần phải hiểu rõ người dân trong cộng đồng đang biết gì về tai nạn thương tích? Và việc gì họ cần thực hiện để hạn chế tai nạn thương tích? [10]. Trước tình hình trên, việc thực hiện nghiên cứu về kiến thức phòng chấm tai nạn thương tích của người dân thủ đô là vô cùng cần thiết. Nghiên cứu sẽ cung cấp số liệu nền tảng cho bức tranh toàn diện về thực trạng tai nạn thương tích, góp phần tìm ra nguyên nhân để phần nào cải thiện tình hình tai nạn thương tích tại Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng kiến thức phòng chống tai nạn thương tích của người dân trên địa bàn Hà Nội năm 2018” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức phòng chống tai nạn thương tích của người dân trên địa bàn Hà Nội năm 2018. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống tai nạn thương tích của người dân trên địa bàn Hà Nội năm 2018.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1574
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
19THS1046.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.79 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.