Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1418
Title: | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁC ĐỒ BEVACIZUMAB PHỐI HỢP VỚI PACLITAXEL VÀ CARBOPLATIN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI BIỂU MÔ TUYẾN GIAI ĐOẠN IV |
Authors: | ĐINH NGỌC, VIỆT |
Advisor: | Nguyễn Văn, Hiếu |
Keywords: | Ung thư |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Ung thư phổi (UTP) là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp tử vong liên quan đến ung thư ở cả hai giới trên toàn thế giới, ước tính năm 2014 có khoảng 224.000 ca mắc mới và gần 160.000 ca tử vong tại Mỹ 1. Theo GLOBOCAN 2018, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu ca mới mắc và 1.76 triệu người tử vong do ung thư phổi 2. Ở Việt Nam, con số này là 23.667 ca ung thư phổi mới phát hiện và 20.170 ca tử vong mỗi năm. Đây thực sự là con số đáng báo động, cho thấy rằng ung thư phổi đang đe dọa sức khỏe và mạng sống của rất nhiều người 2. Mặc dù ngày nay đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng kết quả điều trị bệnh còn nhiều hạn chế, thời gian sống còn toàn bộ của người bệnh còn ngắn, đặc biệt ở những người bệnh trong giai đoạn muộn. Từ những năm cuối của thế kỷ trước, việc đưa vào sử dụng các loại thuốc hóa chất thế hệ 2 phối hợp với Platinum được coi là liệu pháp điều trị hóa chất căn bản cho UTP. Nhiều lợi ích dành cho người bệnh UTP đã được ghi nhận, thời gian sống không bệnh tiến triển và đặc biệt thời gian sống còn của người bệnh đã được kéo dài hơn so với chỉ có chăm sóc giảm nhẹ. Ở giai đoạn bệnh tiến triển, bằng liệu pháp hóa chất căn bản có thể kéo dài thời gian sống còn toàn bộ cho người bệnh từ 8 - 10 tháng tính chung cho các phác đồ điều trị hóa chất (so với chỉ chăm sóc giảm nhẹ là 3 - 4 tháng) 3, 4. Từ những năm đầu của thế kỷ 21, nhiều đột biến gien liên quan tới bệnh lý UTP đã được phát hiện, nhiều thuốc đích phân tử đã được áp dụng trong điều trị UTP và đã cho nhiều kết quả điều trị ngoạn mục. Điều trị đích phân tử đã được coi là một chiến lược mới trong điều trị bệnh ung thư. Bevacizumab là một kháng thể đơn dòng tác dụng ức chế kháng sinh mạch được đưa vào điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN), không biểu mô vảy (BMV) ở giai đoạn bệnh tiến triển. Nhiều lợi ích của việc sử dụng Bevacizumab trong điều trị UTPKTBN, không BMV đã được ghi nhận 5, 6, 7 . Bằng cách ức chế trực tiếp VEGF, Bevacizumab có tác dụng kép tới việc hình thành mạch máu tới nuôi khối u bao gồm: thoái triển các mạch máu nuôi u, bình thường hóa hệ mạch và ức chế sự phát triển của các mạch máu mới, cải thiện quá trình phân bố các thuốc trị liệu đến khối u, góp phần làm tăng hiệu quả điều trị của hóa chất. Do vậy, Bevacizumab được sử dụng kết hợp với hóa trị để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Ở thời kỳ sau hóa trị, Bevacizumab tiếp tục ức chế sự hình thành các mạch máu mới, là cơ sở để sử dụng Bevacizumab như một liệu pháp điều trị duy trì 8 . Trong khuyến cáo của NCCN năm 2013 cho phép sử dụng Bevacizumab phối hợp với bộ đôi hóa chất có Platinum trong điều trị bước 1 bệnh UTPKTBN không BMV có EGFR âm tính hoặc chưa biết rõ tình trạng đột biến EGFR 9 . Trong nghiên cứu ECOG 4599 bệnh nhân được điều trị phác đồ Palitaxel và Carboplatin, có hoặc không có Bevacizumab. Thời gian sống thêm trung bình tăng lên ở nhóm dùng phác đồ chứa Bevacizumab (12.3 so với 10.3 tháng) 10 . Tại Việt Nam, còn ít nghiên cứu đánh giá vai trò của Bevacizumab trong điều trị UTPKTBN, do vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả phác đồ Bevacizumab phối hợp Paclitaxel – Carboplatin trong điều trị ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn IV” nhằm 2 mục tiêu: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn IV. 2. Đánh giá kết quả của phác đồ Bevacizumab phối hợp với Paclitaxel và Carboplatin trong điều trị bước 1 ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn IV tại Bệnh viện Phổi trung ương từ 2017 – 2020. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1418 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21CKII0276.pdf Restricted Access | 2.09 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.