Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1398
Nhan đề: NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ BỎ QUÊN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Tác giả: LÊ THANH, CHƯƠNG
Người hướng dẫn: Đào Minh, Tuấn
Từ khoá: Nhi – Hô hấp
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Dị vật đường thở là nguyên nhân quan trọng trong tỷ lệ bệnh tật và tử vong của trẻ em trên toàn thế giới. Theo thống kê của tổ chức Susy safe project trong vòng 4 năm (2008-2012) ở châu Âu và một số nước ngoài châu Âu, dị vật đường thở có 3823 trường hợp, chiếm 22,6% dị vật nói chung ở trẻ em [1]. Nó được định nghĩa là các vật mắc lại trên đường thở từ thanh quản đến phế quản phân thùy [2]. Hơn hai phần ba trường hợp dị vật đường thở gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nam nhiều hơn nữ [1],[3],[4],[5]. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là hội chứng xâm nhập, trong những trường hợp nặng, nếu dị vật lớn bít kín hoàn toàn đường thở có thể dẫn đến ngừng thở, ngừng tim và tử vong ngay tại chỗ, thậm chí những dị vật nhỏ cũng có thể gây tử vong do phản xạ co thắt thanh quản và tình trạng thiếu oxy sau đó [5]. Ở Mỹ, người ta ước tính mỗi năm có khoảng gần 600 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do dị vật đường thở [6]. Ở Việt Nam, nhiều cha mẹ và người trông trẻ vẫn còn thiếu những kiến thức y tế trong xử trí ban đầu dị vật đường thở nên vẫn có những trường hợp tử vong và để lại di chứng đáng tiếc do tình trạng thiếu oxy kéo dài. Ngay cả khi trẻ được đưa đến cơ sở y tế sớm thì vẫn có những tỷ lệ nhất định không được chẩn đoán và điều trị đúng, kịp thời. Có những báo cáo cho thấy rằng 2/3 các trường hợp dị vật đường thở ở trẻ em không được chẩn đoán trong vòng 1 tuần đầu và 17% không được chẩn đoán trong vòng 30 ngày hoặc hơn [7]. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chẩn đoán muộn như cha mẹ hoặc người trông trẻ không phát hiện hoặc được chứng kiến hội chứng xâm nhập hay triệu chứng lâm sàng ở trẻ kín đáo khó nhận ra, hình ảnh X quang tim phổi không thấy dị vật [6],[8],[9]. Trong khi đó, tỷ lệ biến chứng sẽ tăng lên theo thời gian dị vật nằm trong đường thở. Theo nghiên cứu của Liancai Mu và cộng sự, tỷ lệ biến chứng chiếm 64% ở trẻ được chẩn đoán trong vòng 4 - 7 ngày, trong khi tỷ lệ đó là 70% ở trẻ được chẩn đoán sau 15 ngày và chiếm 95% ở trẻ được chẩn đoán sau 30 ngày [7]. Do đó, để hạn chế những biến chứng, việc chẩn đoán và loại bỏ dị vật sớm đóng vai trò quan trọng. Để trả lời cho câu hỏi: Tình hình dị vật đường thở ở trẻ em như thế nào? Nguyên nhân và hậu quả của dị vật đường thở ở trẻ em là gì?, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét tình hình dị vật đường thở, nguyên nhân và hậu quả của dị vật đường thở bỏ quên ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với mục tiêu: 1. Nhận xét tình hình dị vật đường thở ở trẻ em 2. Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của dị vật đường thở bỏ quên ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1398
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21CKII0256.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.75 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.