Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1394
Title: | THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TẠI BẾP ĂN BÁN TRÚ TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC CỦA THÀNH PHÓ THANH HÓA NĂM 2020 |
Authors: | LÊ HỒNG, QUANG |
Advisor: | LÊ THỊ, HƯƠNG |
Keywords: | Quản lý Y tế |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | An toàn thực phẩm là vấn đề hết sức quan trọng được các cấp, ngành và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây thiệt hại về kinh tế mà còn là gánh nặng đối với xã hội. Vấn đề an toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh vì cơ thể của các cháu phát triển chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương, dễ bị ngộ độc cấp tính hoặc các bệnh mãn tính về sau. Để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong các trường học, Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản quy định về điều kiện ATTP đối với loại hình bếp ăn tập thể như: Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT- BGDĐT-BYT về công tác y tế trường học1; Thông tư liên tịch số 18/2011/ TTLT-BGDĐT-BYT về đánh giá công tác y tế tại các trường học2. Tại Việt Nam, ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trong những năm gần đây có chiều hướng tăng lên, và đang là một vấn đề rất đáng báo động3,4; Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ NĐTP, và bếp ăn tập thể (BĂTT) là một trong những nơi có nguy cơ cao xảy ra các vụ ngộ độc hàng loạt5. Vì thế, công tác đảm bảo ATVSTP tại các BĂTT đang được chính quyền và ngành Y tế rất quan tâm, là một trong những nội dung trọng yếu được quy định tại Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội khóa XII đã thông qua6. Thành phố Thanh Hóa là trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, vì vậy thu hút dân cư từ các vùng lân cận đến sinh sống và làm việc dẫn đến dân số tại thành phố Thanh Hóa ngày càng gia tăng, kéo theo vấn đề chăm sóc y tế và vấn đề sử dụng thực phẩm cũng tăng lên. Kết quả điều tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa cho thấy: năm 2015 7, trên địa bàn thành phố có 182 BĂTT, năm 2017 8 là 204 BĂTT, năm 2019 là 234 BĂTT. BĂTT trường học, năm 2015 là 54 BĂTT, năm 2019 là 91 BĂTT 9. Những năm gần đây, tỷ lệ học sinh ăn bán trú tại trường học có xu hướng tăng lên, bên cạnh việc đảm bảo về dinh dưỡng, vấn đề ATTP tại các BĂTT là rất quan trọng. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn bán trú trong các trường học của thành phố Thanh Hóa năm 2020” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng quản lý và điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn bán trú trong các trường học của thành phố Thanh Hóa năm 2020. 2. Mô tả kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú trong các trường học của thành phố Thanh Hóa năm 2020. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1394 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21CKII0252.pdf Restricted Access | 2.06 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.