Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1368
Nhan đề: | THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHỤC HÒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH PHONG TÀN TẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN PHONG - DA LIỄU TRUNG ƯƠNG QUỲNH LẬP, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2020 |
Tác giả: | PHẠM HOÀNG, TÙNG |
Người hướng dẫn: | Nguyễn Đăng, Vững Đỗ Đào, Vũ |
Từ khoá: | Quản lý Y tế |
Năm xuất bản: | 2021 |
Nhà xuất bản: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Tóm tắt: | Bệnh phong là một bệnh truyền nhiễm mãn tính, có khả năng gây tàn tật cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển1; 2. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh phong đang có xu hướng giảm chậm trong vòng 10 năm qua (từ khoảng 245 nghìn người năm 2009 xuống 210 nghìn người năm 2018)3. Năm 2018, Ân Độ, Brazil và Indonesia chiếm 80,2% các trường hợp được báo cáo trên toàn thế giới. Ở châu Mỹ, Brazil chiếm 92,3% các trường hợp và được đưa vào danh sách 22 quốc gia ưu tiên cho các hành động kiểm soát bệnh phong4.Ở Việt Nam, bệnh phong đã không những ảnh hưởng đến người bệnh, gia đình mà còn tới cả cộng đồng. Quan niệm cũ trước đây, bệnh phong được người miền Nam gọi là “bệnh Cùi”, miền Bắc gọi là “bệnh Hủi”, là một trong “tứ chứng nan y” với tỷ lệ người bệnh bị dị hình, khuyết tật rất cao. Những dị hình, tàn tật của người mắc bệnh phong biểu hiện rất đa dạng: bộ mặt xù xì, mắt thỏ, bàn tay, chân co quắp, cùi cụt... làm cho những người mắc bệnh phong bị kì thị, xa lánh gây ảnh hưởng nặng nề về tinh thần đối với người bệnh. Những khó khăn trong hoạt động mà các dịch vụ y tế chính phải đối mặt không chỉ giới hạn ở việc chẩn đoán và báo cáo dưới mức các trường hợp bệnh phong mới. Theo dõi tiến triển lâm sàng, tàn tật và điều trị là một thách thức và việc thiếu theo dõi tích cực sau khi hoàn thành điều trị là phổ biến. Các tàn tật mới hoặc làm xấu đi các tàn tật hiện có 5, 6, đặc biệt do các phản ứng phong, có thể xảy ra đến tám năm và lâu hơn sau khi hoàn thành điều trị 7.Việc phòng ngừa tàn tật về thể chất là mối quan tâm liên quan đến việc quản lý bệnh phong, vì những điều này có thể gây ra những hạn chế về thể chất và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh8. Bất chấp những tiến bộ trong điều trị bệnh phong đã xảy ra trong những thập kỷ trước và nhiều biện pháp can thiệp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), của nhiều quốc gia, số lượng các trường hợp người mắc bệnh phong (NMBP) được phát hiện mới có tàn tật độ 2 (theo phân độ tàn tật của WHO) không đổi với khoảng 11.000 đến 14.000 trường hợp3. Việc phòng ngừa tàn tật về thể chất là mối quan tâm liên quan đến việc quản lý bệnh phong, vì những điều này có thể gây ra những hạn chế về thể chất và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh8. Bệnh viện Phong - Da liễu TW Quỳnh Lập được thành lập năm 1957, phụ trách chỉ đạo tuyến về công tác chống phong cho 6 tỉnh Bắc trung bộ và điều trị cho 165 người bệnh còn nằm lại tại viện. Tuy là bệnh viện chuyên điều trị, phục hồi chức năng những người bệnh nặng, đã có những tàn tật nhất định nhưng với sự cố gắng của đội ngũ nhân viên y tế các Bệnh viện công tác chăm sóc người bệnh và loại trừ bệnh phong những năm gần đây đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong việc phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng cho người mắc bệnh phong. Vậy thực trạng quản lý phục hồi chức năng của người mắc bệnh phong tại Bệnh viện Phong - Da liễu TW Quỳnh Lập ra sao? Tồn tại những bất cập gì? Thuận lợi và khó khăn như nào? Nhằm góp phần vào công tác phòng chống dị hình, tàn tật, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh phong tại Việt Nam nói chung và tại bệnh viện phong da liễu trung ương Quỳnh Lập nói riêng, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng quản lý phục hồi chức năng cho người bệnh phong tàn tật và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Phong - Da Liễu Trung ương Quỳnh Lập, năm 2020” đã được tiến hành với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng quản lỷ phục hồi chức năng cho người bệnh phong tàn tật tại bệnh viện Phong Da liêu Trung ương Quỳnh Lập, năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lỷ phục hồi chức năng cho người bệnh phong tàn tật tại Bệnh viện phong Da liêu trung ương Quỳnh Lập năm 2020.. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1368 |
Bộ sưu tập: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
21CKII0244.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.91 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.